Top 30 Loại Vải Thường Dùng Trong May Mặc Phổ Biến Nhất

Trên thị trường ngày này, đã có rất nhiều loại vải dùng trong may mặc ngày càng phát triển với đa dạng màu sắc, chất liệu và mẫu mã để đáp ứng được mọi nhu cầu cần thiết của ngành thời trang. Cho nên hôm nay Xưởng may Huy Sơ Mi sẽ đem đến cho bạn những thông tin về các loại vải thường dùng trong may mặc để mọi người bổ sung những thông tin liên quan  nhất. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn một số loại vải được dùng phổ biến trong may mặc hiện nay.

Các loại vải thường dùng trong may mặc
Các loại vải thường dùng trong may mặc

1. Top 30+ loại vải thường dùng trong may mặc phổ biến nhất

1.1. Vải cotton – Chất liệu vải phổ biến nhất trong may mặc

Chất liệu vải cotton
Chất liệu vải cotton

Vải cotton là loại vải thường được sử dụng phổ biến nhất trong ngành may mặc. Được dệt lên từ nhiều sợi tự nhiên xuất phát từ cây bông vải và được kết hợp với một số thành phần hóa học khác đã giúp cho vải cotton trở nên nhẹ hơn, co giãn và có độ bền cao cũng như khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Bởi vì chính những đặc điểm này đã cho vải cotton được rất nhiều người ưa chuộng và chọn để may những bộ quần áo mang tính thoải mái, khả thấm hút hiệu quả khi đang vận động.

Vải cotton được chia làm 3 loại:

Loại vải  Đặc Điểm
✅ Cotton thun
  • Có điều kiện thích nghi với nhiều loại thời tiết và có độ bền cao.
  • Khả năng giảm nhiệt, dễ thấm hút mồ hôi tốt đem lại cho người mặc cảm giác thoải mái và dễ chịu.
  • Độ bền màu khá cao, không phai khi giặt.
  • Vải phù hợp mọi loại da, không gây kích ứng da và hợp vệ sinh.
  • Có độ thân thiện với môi trường.
✅ Cotton lạnh
  • Vải cotton lạnh được làm với thành phần tổng hợp từ Polyester hoặc Nilon.
  • Vải có bề mặt mịn và trơn láng như lụa tạo nên cảm giác mát lạnh khi mặc, vải ít bị nhăn mang lại tính thẩm mỹ cao cho người mặc.
  • Vải ít phai màu, ít dão và nhăn khi giặt, cũng có độ bền khá cao.
  • Tuy nhiên, loại này có khả năng thấm hút mồ hôi khá kém nên khi mặc vào sẽ có cảm giác khá nóng.
✅ Cotton lụa
  • Là sự kết hợp hoàn hảo đúng nghĩa giữa tơ tằm và chất liệu cotton thiên nhiên, có độ mềm mại và bóng mượt, đem lại cho người mặc cảm giác dễ chịu.
  • Phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết. Có khả năng giữ ấm vào mùa đông và sự thoáng mát vào mùa hè.
  • Không bị nhăn, nhàu khi mặc hay giặt.

1.2. Vải kaki

Vải Kaki được làm từ 100% sợi cotton đan chéo hoặc một vài loại được pha giữa cotton và sợi tổng hợp. Có độ dày vừa phải, bề mặt thô cứng nhưng lại ít bị nhăn, ít bám bụi, dễ giặc và form cứng nên thường được sử dụng làm áo sơ mi và quần cho nam giới hoặc những đồng phục bảo hộ lao động.

Vải Kaki gồm có 2 loại:

  • Vải Kaki thun: được pha thêm sợi Spandex nhằm làm tăng độ co giãn cho vải và khi mặc sẽ thoải mái hơn.
  • Vải Kaki không thun: có độ cứng, ít bị nhăn, thường dùng để may quần tây cho Nam.

1.3. Vải kate

Chất liệu Kate
Chất liệu Kate

Vải kate được chế xuất từ sợi tổng hợp được pha giữa chất liệu cotton và polyester. Vải có độ mềm mịn, thoáng mát từ chất liệu cotton và độ bền, ít nhăn, không phai màu từ polyester, thường được dùng để may áo công sở, đồng phục học sinh hoặc chăn ga gối nệm.

Vải Kate cùng ưu và nhược điểm, tính chất bao gồm những loại sau:

  • Vải Kate Polin: khá dày và khả năng thấm hút tốt. Bởi vì thành phần cấu tạo phần lớn được làm từ sợi cotton.
  • Vải Kate Mỹ: có giá trên thị trường khá cao nhưng bù lại thì chất lượng cực kỳ tốt. Bề mặt vải khá bóng và mềm mịn, nhiều màu.
  • Vải Kate Silk: được sử dụng nhiều nhất trong những loại vải kate. Khả năng thấm hút kém nhưng bù lại có đặc tính mềm, mượt và bền màu, ít bị nhăn.
  • Vải Kate Ford: tương đối dày nhưng lại dễ đổ lông. Có khả năng thấm hút khá tốt.

1.4. Vải bamboo

Vải Bamboo được sản xuất từ xơ của cây tre và được kết hợp với những chất liệu khác để tạo nên độ bền, đẹp. Được sử dụng chủ yếu để thiết kế quần áo, váy, đầm hoặc những món đồ của trẻ em bởi vì khả năng thấm hút cao, khử mùi, kháng khuẩn, có thể chống lại tia UV.

1.5. Vải lụa

Vải lụa
Vải lụa

Vải lụa được dệt lên từ nhiều loại tơ và đặc biệt là tơ tằm nên khi mặc lên người sẽ rất thoải mái. Thường được sử dụng để tạo ra những thiết kế đầy sang trọng và thanh lịch.

Vải lụa gồm những loại sau đây:

  • Lụa tơ tằm: Được dệt 100% từ những sợi tơ tằm.
  • Lụa cotton: được làm từ chất liệu của những sợi bông và sợi tơ tằm kết hợp lại với nhau.
  • Lụa Twill: Có độ dày cao hơn lụa thông thường và đặc biệt là hai bề mặt của vải hoàn toàn khác nhau.
  • Lụa 2 da: Được chế xuất từ sợi tơ tằm và sợi Visco.
  • Lụa gấm: được thêu lên bề mặt nhiều loại hoa văn khác nhau trong quá trình đan vải.
  • Lụa đũi: Được dệt bằng các sợi dư thừa và có chất lượng thấp hơn loại tơ tằm.

1.6. Vải jean

Vải Jean được dệt từ chất liệu vải cotton Duck và nhiều sợi dọc, ngang xen kẽ với nhau, nhưng hầu hết đều là màu xanh đặc trưng. Có độ bền và chắc, không bị nhăn khi mặc, giặt giũ.

1.7. Vải PE

Vải PE (Vải Polyester) được làm ra từ sợi tổng hợp có nguồn gốc chính từ than đá, dầu mỏ và không khí. Vải rất dày, có khả năng chống nước và chịu nhiệt tốt nên sử dụng được trong thời gian dài.

1.8. Vải đũi

Vải đũi hay cotton đũi là loại vải xốp, nhẹ và thoáng mát, mang lại  cảm giác bình dị, mộc mạc cho người mặc nhưng vẫn có nét đẹp riêng. Được sản xuất hoàn toàn tự nhiên nên có tác dụng làm mát hiệu quả nhưng vải dễ bị nhăn và tạo nhiều nếp gấp khi sử dụng.

Vải đũi gồm có 3 loại chính:

  • Đũi xước.
  • Đũi thêu hoa.
  • Vải đũi thô.
vải đũi
vải đũi

1.9. Vải linen

Vải linen (vải lanh) được làm từ sợi của cây lanh tự nhiên, có độ bền cao, chịu nhiệt tốt, khả năng thấm hút nhanh giúp vải luôn khô thoáng, tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè.

Vải linen bao gồm những loại sau:

  • Linen lụa
  • Linen ướt
  • Linen bột
  • Linen đũi/xước
vải linen
vải linen

1.10. Vải cotton tici (TC)

Vải cotton TC là loại vải được sản xuất từ hai thành phần chính là cotton và polyester, được pha theo tỉ lệ 35% cotton và 65% polyester. Có khả năng thấm hút không gây cảm giác nóng bức, đặc tính chống nhăn, chống bụi và chống nấm mốc tốt.

vải cotton tici
vải cotton tici

1.11. Vải cotton 4 chiều

Vải cotton 4 chiều là loại vải có chất lượng cao được kết cấu với phần bông tự nhiên chiếm 92% – 95% và phần còn lại là sợi Spandex. Vải có độ co giãn và khả năng thấm hút nổi trội, khi dùng để may áo sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng.

vải cotton 4 chiều
vải cotton 4 chiều

1.12. Vải cotton 2 chiều

Vải cotton 2 chiều là loại vải được pha cotton 2 chiều, là sự kết hợp và pha trộn giữa một số loại sợi khác theo tỉ lệ phù hợp là 65%PE và 35% cotton. Được sử dụng phổ biến để sản xuất thời trang may mặc.

Vải cotton 2 gồm những loại sau:

  • Vải thun lạnh 2 chiều
  • Vải mè thun 2 chiều
  • Vải thun pha jean
  • Vải SU 2 chiều
  • Vải thun CM và CVC 2 chiều
vải cotton 2 chiều
vải cotton 2 chiều

1.13. Vải modal

Vải modal thuộc loại vải bán tổng hợp được tạo nên từ vỏ cây sồi có tuổi thọ cao. Với rất nhiều sợi xenlulozơ được liên kết lại với nhau để tạo nên sợi vải có cấu trúc dẻo và mát. Thường xuyên được sử dụng để may quần áo, đồ lót, đồ ngủ, ga giường, khăn tắm.

vải modal
vải modal

1.14. Vải umi

Vải Umi là kết quả của việc nghiên cứu tre nứa, vụn gỗ được tác dụng với những loại sợi nhân tạo như: cotton và spandex. Do đó, bề mặt của vải thường có sự thoáng khí, độ đàn hồi tốt, co giãn 4 chiều, thấm mồ hôi rất phù hợp để mặc quần áo ở các quốc gia thuộc khu vực khí hậu nắng nóng như Việt Nam.

vải umi
vải umi

1.15. Vải không dệt Spunlace

Vải không dệt Spunlace được tạo ra từ việc sử dụng trực tiếp các loại nhựa polyme, xơ ngắn hoặc filament để tạo thành một mạng lưới hình sợi nhờ vào việc tác động của khí hoặc cơ học, quá trình đâm kim, kéo sợi hoặc cán nóng.

vải không dệt spunlace
vải không dệt spunlace

1.16. Vải CVC

Vải CVC là sự pha trộn tổng hợp giữa các sợi polyester nhân tạo và cotton tự nhiên. Với khả năng vượt trội là độ thấm hút mồ hôi tốt, bền và rất thoáng khí nên được sử dụng phổ biến để làm nguyên liệu chính trong việc may mặc thời trang.

vải cvc
vải cvc

1.17. Vải cotton giấy

Vải cotton giấy được dệt mỏng hơn cotton thông thường những vẫn có nét đặc trưng của cotton là khả năng thấm hút, thoáng khí, khi sờ vào khá thô, nhẹ được ứng dụng rộng rãi trong may mặc.

vải cotton giấy
vải cotton giấy

1.18. Vải mè

Vải mè được dệt theo cách thức đặc biệt từ 95 – 97% sợi Polyester tổng hợp và 3-5% là sợi Spandex nhưng vẫn có một số mẫu có sợi cotton. Mọi bề mặt của vải đều xuất hiện những lỗ nhỏ li ti giống như các hạt mè giúp vải có độ co giãn và thoát ẩm nhanh hơn.

vải mè
vải mè

1.19. Vải Canvas

Vải Canvas được dệt lên từ sợi của cây gai dầu. Mang độ bền chắc chắn và ít thấm nước, thường được dùng để làm lều, balo, cánh buồm hoặc trong các tranh nghệ thuật mặt hàng thời trang.

vải canvas
vải canvas

1.20. Vải thun lạnh

Vải thun lạnh được dệt kim tương tự như vải thun thông thường. Được tạo thành từ sợi polyester, nylon và spandex, nên sẽ có độ mềm mượt và co giãn cao.

vải thun lạnh
vải thun lạnh

1.21. Vải thun cá sấu

Vải thun cá sấu được dệt đan xen từ những sợi cotton và spandex lại với vào nhau, có mắt dệt khá to tạo nên các hình mắc xích đẹp mắt. Bề mặt vải tuy không được láng mịn nhưng khi may lên áo sẽ rất đứng form, không nhão hay mất form dáng khi sử dụng trong thời gian dài.

vải thun cá sấu
vải thun cá sấu

1.22. Vải tuyết mưa

Vải tuyết mưa được đan đôi. Hai bề mặt vải giống nhau, chất không quá dày cũng không quá mỏng, chắc chắn. Nổi bật với sự bền màu, co giãn tốt, không bám bụi, mát mẻ.

vải tuyết mưa
vải tuyết mưa

1.23. Vải chiffon

Vải chiffon thường được mọi người biết đến với điểm đặc trưng là phần lưới được dệt đan dưới dạng bán lưới. Tất cả sản phẩm được làm từ chiffon thường mang vẻ đẹp của sự mềm mại, quyến rũ và đầy sự sang trọng. Ngoài ra, chất liệu vải này còn đem lại rất nhiều ấn tượng cho khách hàng nhờ vào độ mềm mịn, độ bóng vừa phải.

vải chiffon
vải chiffon

1.24. Vải mango

Vải mango là chất vải mềm đẹp, có độ co giãn tương đối. Thành phần chính chiếm số đông là Poly khoảng 90% và 10% là Spandex. Chất vải tương đối dày dặn nhưng lại rất thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Do đó, khi may trang phục sẽ không cần phải thêm bất kỳ lớp vải lót nào, rất chuẩn form dáng làm tôn lên các đường nét cho cơ thể người mặc.

vải mango
vải mango

1.25. Vải gấm

Vải gấm là chất liệu được dệt từ những sợi tơ tằm tự nhiên. Đây được xem là chất liệu vải thượng hạng và lâu đời với các kỹ thuật dệt rất tinh xảo và phức tạp nhất trong những quy trình dệt lụa tơ tằm.

Vải gấm mang nhiều hoa văn cầu kỳ, màu sắc bắt mắt, khi sờ vào bề mặt vải sẽ có cảm giác mịn và mượt, bóng nhẹ nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực may khác nhau.

vải gấm
vải gấm

1.26. Vải Organza

Vải organza là loại vải được dệt trơn, mỏng. Ban đầu thường xuyên được sản xuất chủ yếu bằng lụa, nhưng đến ngày nay nó đã được làm từ những sợi tổng hợp như nylon hoặc polyester. Do đó, mà loại vải này đã trở nên cứng, mỏng, bền và dẻo dai hơn nên được sử dụng phổ biến để may thời trang.

vải organza
vải organza

1.27. Vải voan

Vải voan là loại vải được bắt nguồn và sản xuất từ sợi nhân tạo, có bề mặt mềm mại, trọng lượng nhẹ nên có thể tạo được cảm giác bay bổng, thoải mái hơn cho người mặc. Với ưu điểm nổi bật là sự mềm, mỏng hơn các loại vải khác như kate, vải dù,… Cho nên nó là chất liệu rất hoàn hảo và phù hợp cho những ai đang muốn theo đuổi dòng thời trang mang đậm nét thanh lịch và dịu dàng.

vải voan
vải voan

1.28. Vải Spandex

Vải Spandex hay còn được gọi là Lycra, Elastane, là một loại sợi nhân tạo bằng cách kết hợp một chuỗi dài polyglycol với một diisocyanate ngắn và có chứa khoảng 85% polyurethane. Được sản xuất ra với hy vọng thay thế cao su. Loại vải này có độ đàn hồi tuyệt vời có thể kéo dài gấp 5 – 8 lần chiều dài ban đầu.

vải spandex
vải spandex

1.29. Vải satin

Vải satin là chất liệu vải với độ bóng đặc trưng, mềm mịn thường có một mặt bóng và một mặt xỉn màu. Được áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn, để tạo nên sự liên kết giữa những sợi ngang dọc. Nhờ vào kỹ thuật dệt này mà hầu như tất cả các dòng vải satin đều có kết cấu bền chặt, óng ánh.

Vải satin là loại vải có thể được làm ra bằng nhiều chất liệu khác nhau. Nhưng để có thể giữ được độ bóng và mướt đặc trưng thì nguyên liệu cần thiết nhất vẫn là sợi tơ tằm, polyester và viscose.

vải satin
vải satin

1.30. Vải nỉ

Vải nỉ là chất liệu vải được sản xuất từ hai nguyên liệu chính là vải và len. Được dệt giống như những chất liệu vải thông thường, bằng cách ép các sợi thành một lớp mỏng chính vì thế mà chúng mang nhiều ưu điểm như: sự mềm mại, khả năng giữ ấm tốt và bề mặt trong ngoài cũng được bao phủ bởi một lớp lông tơ mịn màng, tạo nên sự khác biệt khi so với những chất liệu khác.

vải nỉ
vải nỉ

1.31. Vải nhung

Vải Nhung sẽ được dệt bằng tay, các sợi sẽ được phân bổ đều đặn với một đống ngắn dày đặc mang lại cảm giác dễ chịu, mềm mịn, mượt, khả năng giữ ẩm tốt. Nhưng điểm cộng lớn nhất phải được kể đến chính là độ dày đặc giữa các sợi được cắt đều nhau kèm theo với một lớp lông đẹp, mềm mại, sáng bóng đã tạo nên được gọi nét độc đáo cho loại vải này.

váy nhung
váy nhung

2. Cách phân biệt, nhận biết các loại chất liệu vải thường gặp

Cách phân biệt, nhận biết các loại chất liệu vải
Cách phân biệt, nhận biết các loại chất liệu vải

Vải cotton: 

  • Khi bị kéo đứt, chỗ đứt sẽ không bị xù lông.
  • Khi vò vải sẽ để lại một vài nếp nhăn.
  • Khi bị đốt sẽ cháy nhanh và có mùi như giấy khi bị cháy.
  • Khi đổ nước lên, vải hút nước mạnh và chỗ bị ướt lập tức loang rộng ra rất nhanh.

Vải Kate: 

  • Khi vò vải thấy không bị nhăn, cảm giác mịn và mát.
  • Đem một mẫu vải Kate đem đốt. Khi bị đốt ta ngửi thấy mùi nhựa thoang thoảng, tùy thuộc vào từng thành phần sợi PE nhiều hay ít.

Vải lụa:

  • Khi sờ vào vải ta sẽ có cảm giác mát tay, bề mặt của vải mịn.

Vải đũi:

  • Nhiều sợi đũi thiết kế đan xen lại với nhau tạo nên một khoảng rộng.

Vải kaki:

  • Đốt cháy một mẫu nhỏ vải kaki, ta thấy mẫu vải cháy rất nhanh và ngọn lửa có màu vàng, tàn vải hóa tro thì đó là loại vải kaki cotton. nhưng khi mẫu vải đó cháy mà không bén lửa và có một mùi thơm nhẹ thì đấy là loại vải Kaki Polyester.

Vải Bamboo:

  • Ta quan sát vải bằng mắt thường, loại vải Bamboo fake sẽ không có được độ bóng tự nhiên và màu sắc không sáng như vải Bamboo real. Vải Bamboo fake sẽ cứng và thô hơn.

Vải jean:

  • Thường bị nhầm lẫn với vải denim. Vậy vải jean và denim khác nhau như thế nào?

Vải denim:

  • Được dệt lên từ 2 sợi vải khác nhau về màu, thường được thấy là 1 sợi có màu xanh chàm và một sợi màu trắng.

Vải jean:

  • Khác so với vải denim, vải jean sẽ được dệt lên từ 2 sợi có cùng màu xanh chàm và cho ra 1 màu xanh chàm đặc trưng mà ta thường thấy.

Vải PE: 

  • Quan sát bằng mắt thường: vải PE sẽ có độ bóng, mịn và có màu sắc tươi sáng, vải không xù lông và những sợi được xếp song song với nhau.
  • Phân biệt bằng tay: khi sờ vào lên vải sẽ không có cảm giác mát tay, khi vò sẽ không bị nhàu, có độ co giãn kém.
  • Khi đốt: vải PE có mùi như cao su, ngọn lửa dễ bị tắt.

3. Giá bán các loại vải may quần áo hiện nay

Các loại vải may quần áo Mức giá trên thị trường
✅ Vải đũi
  • 1 mét vải đũi giao động từ 100.000 đến 250.000 vnđ.
✅ Vải PE 4 chiều
  • Màu Nhạt: 66.000/kg.
  • Màu Trung: 67.000/kg.
  • Màu Đậm: 70.000/kg.
  • Màu Đặc Biệt:72.000/kg.
  • Màu Muối Tiêu: 73.000/kg.
✅ Vải jean denim
  • Từ 200.000 vnđ/ ri – đây.
✅ Vải jean bò
  • Giao động từ 90.000vnđ/ ri – dây
✅ Vải cotton: khổ vải 2m2, trọng lượng 1.8/kg
  • Vải Màu nhạt: 150.000/kg.
  • Vải Màu đậm: 155.000/kg.
✅ Vải kaki
  • Giao động khoảng từ 30.000 – 200.000/ mét.
✅ Vải Kate
  • Vải kate lụa: giao động từ 20.000đ – 70.000đ/khổ 1m2.  Vải kate mỹ: giao động tu6 40.000đ – 85.000đ/khổ 1m2.
  • Vải kate hàn quốc: giao động từ 20.000đ – 70.000đ/khổ 1m
  • Vải kate ford: từ 35.000đ – 75.000đ/khổ 1m5.
✅ Vải Bamboo
  •  Giao động từ 40.000 – 170.000 vnđ
✅ Vải lụa
  • Trơn, mỏng: giao động từ 120.000 – 160.000/m.
  • Dày: từ 400.000/m.

Các bài viết liên quan:

Vậy là bài viết từ Xưởng may quần áo theo yêu cầu Huy Sơ Mi nhận gia công quần áo giá sỉ đã chia sẻ và đem đến cho bạn những kiến thức cần biết các loại vải thường dùng trong may mặc, hy vọng từ những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn. Hay nhớ thường xuyên theo dõi website: https://huysomi.com/ để có thể cập nhật nhiều tin tức mới nhất nhé!

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *