Vải gấm là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và cách bảo quản vải gấm

Vải gấm là gì? Vải gấm là sự kết hợp tuyệt vời giữa nét truyền thống và hiện đại. Và hơi hướng cổ điển, ẩn sâu thể hiện nét đẹp tinh tế, vải gấm đem lại sức hút khó quên và vải cũng là sự lựa chọn đúng đắn của các chị em phụ nữ ngày nay. Vậy vải gấm có những đặc tính nổi bật gì khiến nhiều người ưa chuộng, hãy cùng Huy Sơ Mi tìm hiểu về nguồn gốc, ưu nhược điểm và những ứng dụng của vải gấm trong bài viết dưới đây nhé!

vải gấm
vải gấm

1. Vải gấm là gì?

Vải gấm là loại vải thiên nhiên, có nguồn gốc từ Trung Quốc cùng với hàng ngàn năm lịch sử, vải gấm còn được gọi là chất liệu vải thời thượng hạng. Vải được dệt từ những sợi tơ tằm cao cấp, kỹ thuật dệt được quản lý nghiêm ngặt, phức tạp và nhiều sự tinh xảo, từ đó cho ra đời những thước vải gấm siêu đẹp.

Trên vải được thêu những hoa văn, họa tiết cầu kỳ, đem lại vẻ ngoài bắt mắt, màu sắc vô cùng cuốn hút. Bề mặt thước vải mịn màng, láng nhẹ tự nhiên, có độ bóng cực sang. Bởi những ưu điểm tuyệt vời đó mà vải gấm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật là ngành may mặc và sử dụng vải để làm chăn ga gối đệm.

vải gấm là gì
vải gấm là gì

2. Quy trình sản xuất và nguồn gốc của chất liệu vải gấm

2.1. Nguồn gốc chất liệu vải gấm

Theo như dòng lịch sử thì vải gấm là chất liệu có sự xuất hiện từ 5000 năm trước đây ở Trung Quốc, sau đó nó đã được lan truyền rộng rãi sang những nước lân cận như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… Ngoài ra, theo thống kê của một số tài liệu cổ kể lại rằng các phương pháp để dệt ra vải gấm đã xuất hiện tại nước ta vào thời Văn Lang và vị công chúa “Thiều Hoa” là người đã phát hiện và thực hiện loại phương pháp dệt vải gấm, lụa.

Thời xưa, chất liệu vải gấm sẽ được dệt chủ yếu từ tơ tằm, vì giá trị của nó quá đắt đỏ nên chỉ dành cho những vị vua chúa hay quan chức khác sử dụng. Tuy nhiên, ngày nay xã hội đã nâng tầm phát triển để nâng cao các kỹ thuật dệt, được thay thế nhiều chất liệu khác nhau để tạo nên như: gấm cotton, gấm tổng hợp,… Để có thể phù hợp với nhiều mong muốn của khách hàng.

nguồn gốc của vải gấm
nguồn gốc của vải gấm

2.2. Quy trình sản xuất vải gấm

Quy trình để có thể tạo nên loại vải gấm mang nhiều công đoạn vô cùng phức tạp và đòi hỏi người thợ làm phải thực sự tập trung và tỉ mỉ. Để tạo ra được những tấm vải gấm đầy sự tinh xảo cũng như là chất lượng thì người thợ thường sẽ sử dụng một loại khung cửi có thiết kế 2 tầng hay còn được mọi người gọi là khung hoa.

Khung cửi này sẽ được hoạt động dựa trên sự phối hợp ăn ý từ 2 người thợ, một người sẽ kéo hoa, khi con thoi kêu lên 2 tiếng thì người thợ sau phải nhanh tay bắt đầu dệt vải.

Ngày nay, cách để dệt vải gấm phổ biến nhất phải kể đến là kỹ thuật Jacquard, đây là phương pháp dệt phổ biến với mặt phải sẽ được hiển thị rõ nét những hoa văn và mặt trái sẽ có hình khá nhạt hơn. Để tạo ra được các họa tiết hoa văn nổi này thì người thợ phải luồn sợi theo cách khéo léo và công phu.

3. Đặc điểm chất liệu gấm

3.1. Tính chất vật lý của vải gấm

  • Vải gấm được thiết kế với những gam màu đa dạng và sáng tạo.
  • Sự kết hợp của những mẫu hoa văn đã cùng nhau tạo nên một mẫu vải có điểm tinh tế và độc đáo.
  • Có khả năng bắt sáng tốt, đem lại hiệu ứng cuốn hút và thu hút mọi ánh nhìn.
  • Mang vẻ đẹp của sự sang trọng không gây cảm giác rườm rà, rối mắt
đặc tính và ưu nhược điểm của vải gấm
đặc tính và ưu nhược điểm của vải gấm

3.2. Ưu điểm chất liệu gấm

  • Chất liệu vải gấm có độ bền cao, màu sắc không dễ phai, trải qua nhiều lần giặt giũ vẫn giữ nguyên vẹn được chất lượng.
  • Không gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là không tạo những cảm giác khó chịu, kích ứng da như những loại vải thông thường.
  • Hoa văn cầu kỳ, tinh xảo cùng với sự đa dạng màu sắc nên sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao.
  • Có khả năng giữ nhiệt tốt, phù hợp để may những trang phục vào mùa đông lạnh.

3.3. Nhược điểm vải gấm

  • Dễ thấm nước và phơi lâu khô nên nếu đem phơi vải gấm ở khu vực thiếu ánh nắng chiếu vào sẽ đem lại một số mùi khá khó chịu.
  • Khó vệ sinh và dễ bám bẩn nên không may mà bạn vô tình để chúng dính một số chất bẩn thì việc vệ sinh sẽ trở nên khó khăn hơn.

Cùng tìm hiểu các chất liệu được ứng dụng trong may mặc, thời trang:

4. Các loại vải gấm và ứng dụng

4.1. Vải gấm hoa nổi

Vải gấm hoa nổi mang nhiều nét thẩm mỹ và tính nghệ thuật cao từ những hoa văn, các họa tiết đã được thêu nổi trên bề mặt của vải.

vải gấm hoa nổi
vải gấm hoa nổi

4.2. Vải gấm trơn

Vải gấm trơn là một trong những chất liệu vải gấm được sử dụng phổ biến hầu như khắp nơi trên thế giới. Bề mặt vải trơn nhẵn có phần đơn điệu và cũng chính vì đặc điểm này mà đã thể hiện được sự óng ả, đơn giản, sang trọng và tinh tế của chất liệu.

vải gấm trơn
vải gấm trơn

4.3. Vải gấm trắng

Vải gấm trắng có màu sắc trong sáng, thuần khiết. Kết hợp với sự óng ả, bóng bẩy và thướt tha thì loại vải này đã được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

vải gấm trắng
vải gấm trắng

4.4. Vải gấm trung quốc

Vải gấm trung quốc là chất liệu vải cao cấp, có hoa văn tinh xảo, bề mặt trơn, mát mang lại sự sang trọng cho người dùng.

vải gấm trung quốc
vải gấm trung quốc

4.5. Vải gấm lụa

Vải lụa Gấm sẽ được sản xuất từ những sợi tơ tằm tự nhiên. Có bề mặt trơn, mịn, khả năng bắt sáng tốt, độ bền cao, thân thiện với môi trường và thoáng mát.

vải gấm lụa
vải gấm lụa

4.6. Vải gấm xốp

Vải gấm xốp có trọng lượng nhẹ, mềm mịn, co giãn tốt, có họa tiết nổi bật và dễ nhìn mang đầy sự thanh lịch và tinh tế nên được nhiều người sử dụng.

vải gấm xốp
vải gấm xốp

5. Nhận biết chất liệu gấm

Vải gấm có bề mặt bóng mịn, thường là chất liệu khá dày nên khi mặc có thể gây cảm giác nóng nực, nhưng bù lại gấm là một trong những chất liệu vải có độ bền cao. Màu sắc sẽ luôn được đảm bảo về độ mới, nên cho dù có đem đi giặt nhiều lần vẫn không phai màu.

cách nhận biết vải gấm
cách nhận biết vải gấm

6. Kinh nghiệm mọn mua vải gấm đúng chuẩn

  • Về chất liệu

Có rất nhiều chất liệu vải để may thời trang đặc biệt là áo dài. Tuy vậy, không phải chất liệu nào cũng tạo được độ bay, nhẹ và co giãn như lụa.

Còn nếu bạn thích sự điệu đà hơn thì hãy chọn loại vải gấm vì nó luôn tạo những nét ẩn hiện khi di chuyển.

Chú ý không nên chọn những chất liệu quá mỏng vì nó sẽ tạo những nét hằn của đồ lót, tạo sự phản cảm.

  • Về kiểu dáng, màu sắc

Đối với những người có dáng cao, gầy thì nên tránh chọn những màu tối.

Còn đối với những bạn có dáng người tròn trịa thì hãy chọn màu sắc như: tím, đỏ đậm,… Và nhiều họa tiết nhỏ khác.

kinh nghiệm mua vải gấm
kinh nghiệm mua vải gấm

7. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản chất liệu gấm

Để vải giữ được độ bền cao, màu sắc luôn sáng bóng, bạn cần phải biết cách bảo quản và vệ sinh sản phẩm từ vải gấm đúng cách. Với những chia sẻ sau đây Huy Sơ Mi sẽ giúp bạn vệ sinh và bảo quản quần áo như mới.

  • Giặt quần áo bằng tay

Mặc dù loại vải gấm có độ bền tốt, nhưng để giữ cho màu sắc của vải luôn được tươi sáng và bền mãi, thì khi vệ sinh bạn cần phải giặt vải bằng tay và tuyệt đối không nên dùng máy giặt. Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng những chất tẩy rửa mạng, chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ.

cách vệ sinh và bảo quản vải gấm
cách vệ sinh và bảo quản vải gấm
  • Không được dùng chất tẩy rửa có độ PH cao

Nếu bạn dùng các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh, nó sẽ làm cho vải gấm mau phai màu và xuống cấp. Đặc biệt, khi giặt bạn cũng không được dùng bàn chải chà xát mà chỉ vò nhẹ nhàng.

  • Giặt vải ở nhiệt độ nước trung bình

Bên cạnh đó, khi giặt các sản phẩm may từ vải gấm bạn phải giặt ở chế độ nước vừa phải, không được giặt với nước quá lạnh hoặc quá nóng, vì điều này sẽ khiến cho vải bị mất đi độ bóng sáng ban đầu và co rút lại không được form dáng của trang phục. Do đó, có thể nhiệt độ thích hợp nhất mà bạn nên giặt và làm khô vải nảy là khoảng 30 độ C.

Điều quan trọng, khi phơi vải bạn nên lộn mặt trong ra ngoài nhất là đối với những loại gấm có lớp lót.

8. Các câu hỏi thường gặp về vải gấm

8.1. Vải gấm giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường vải gấm được sản xuất trong nước lẫn ngoài nước. Vì thế, sẽ tùy vào chất lượng, nguồn gốc, chất liệu, màu sắc… có những mức giá bán khác nhau.

Thực tế, vải gấm trơn thường có mức giá rẻ hơn sơ với loại gấm hoa văn. Gấm tơ tằm là loại đắt nhất, gấp 2,3 lần  với gấm xốp, gấm cứng… Vậy, mức giá trung bình của vải gấm dao động từ 100.000 đến 200.000 đồng/1m.

8.2. Vải gấm có nóng không?

Vải gấm được dệt từ những sợi tơ tằm tự nhiên, nên khi mặc và sử dụng sẽ có cảm giác dễ chịu, không gây nóng nực cho người mặc. Đối với loại vải gấm cotton hiện đại, sự thoải mái và thoáng mát của những bộ trang phục đã được cải thiện nhiều, do đó mà khi sử dụng sẽ người mặc sẽ có cảm giác vô cùng dễ chịu.

vải gấm có nóng không
vải gấm có nóng không

8.3. Vải gấm có có giãn không?

Như đã chia sẻ, vải gấm được làm từ các sợi tơ tằm tự nhiên 100%, nên dù có dày dặn, vải gấm vẫn có sự mềm mại và khả năng co giãn tốt, giúp tôn lên dáng người, toát lên vẻ đẹp thuần túy của người mặc. Tuy nhiên đối với loại gấm cứng thì khi mặc sẽ hơi thô nhẹ, nhưng tổng thể cũng có sự mềm mại hơn so với các loại vải thường khác trên thị trường,

8.4. Gấm và lụa khác nhau như thế nào?

Cũng giống như gấm, lụa có nguồn gốc từ tự nhiên, được dệt từ những sợi tơ tằm, giúp mang đến những sản phẩm sang trọng, quý phái và cuốn hút. Tuy nhiên, hai loại vải này cũng có những nét khác biệt như:

Gấm, đây là loại vải quý hiếm nhất và có quy trình sản xuất phức tạp nhất trong các mặt hàng tơ lụa. Tại Việt Nam, vải gấm được mọi người mệnh danh là bà chúa tơ lụa.

Nếu quy trình dệt vải lụa đòi hỏi sự tuân thủ theo nhiều kỹ thuật phức tạp thì dệt vải gấm cần sự tỉ mỉ, công phu và phức tạp hơn nhiều. Kỹ thuật dệt của người thợ dệt vải gấm cao hơn người dệt vải lụa, Nếu lụa là loại vải trơn, mỏng, bóng sáng, được nhuộm nhiều màu sắc đẹp mắt. Còn vải gấm thì được dệt rất công phu để đảm bảo mang đến những hoa văn họa tiết nổi bật trên bề mặt vải.

Trên đây là những thông tin hữu ích về vải gấm là gì? Nguồn gốc và những ưu nhược điểm của vải gấm mà bạn cần biết. Hy vọng những chia sẻ của Xưởng may Huy Sơ Mi sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết cũng như giúp bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *