TOP 7+ các loại vải may áo thun PHỔ BIẾN nhất hiện nay

Để tạo nên một chiếc áo thun đẹp và tốt sẽ phải đáp ứng được nhiều yếu tố nhiều yếu tố, Một trong những yếu tố quan trọng đó chính là chất liệu của các loại vải may áo thun. Vậy bạn đã tìm được loại vải nào phù hợp để may áo thun mình, người thân, bạn bè hay doanh nghiệp mình chưa?

Hiện nay, trên thị trường có các loại vải may áo thun khác nhau. Đâu đó bạn có nghe quảng cáo về những loại vải tốt, nhưng không biết thực hư nó như thế nào. Và việc lựa chọn lại càng khó khăn hơn. Vậy những loại vải nào mới là tốt nhất? Mời bạn cùng Huy Sơ Mi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Các loại vải may áo thun hiện nay
Các loại vải may áo thun hiện nay

1. Vải cotton 100% phổ biến trong may mặc

Vải cotton được làm từ sợi vải tự nhiên với nguyên liệu chính là sợi bông và các chất hóa học. Cotton có đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng và chống mài mòn hiệu quả, dễ dàng nhuộm màu và khả năng chống lại sự xâm nhập của các vết bẩn và nấm mốc. Với những ưu điểm tuyệt vời mà vải cotton mang lại, vì vậy vải được lựa chọn sử dụng phổ biến trong ngành may mặc, với các sản phẩm chủ đạo như: chăn, gối, quần áo…Và đặc biệt, đây là một trong các loại vải may áo thun phổ biến hiện nay.

1.1 Ưu và nhược điểm 100% cotton

Ưu điểm:

  • Với khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên vải áo thun cotton mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái đến cho người mặc.
  • Độ bền cao, khi giặt nhanh khô, dùng được trong máy giặt cùng và có thể sử dụng các chất tẩy rửa

Nhược điểm:

  • Chất vải cotton 100% khá là cứng nên thích hợp cho nam giới sử dụng.
  • Giá thành vải cotton 100% khá cao, nên nó không thật sự phổ biến với tất cả mọi người.
Vải cotton 100% phổ biến trong may mặc
Vải cotton 100% phổ biến trong may mặc

2. Vải PE

Vải thun PE hay còn có tên là polyester, là loại vải được dệt từ 100% sợi polyester. Vải PE được tổng hợp từ hai nguyên tố là Acid và rượu công nghiệp, từ phản ứng hóa học giữa Acid và rượu, các phân tử kết hợp lại với nhau để tạo ra một phân tử lớn có cấu trúc lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài của sợi vải.

2.1 Ưu và nhược điểm của vải PE

Ưu điểm: 

  • Vải PE dày dặn, có khả năng chống thấm nước và chống cháy cao.
  • Độ co dãn không cao nên không hay bị dãn, và đặc biệt không nhăn nhúm khi sử dụng, đây cũng là điểm mạnh của vải PE.
  • Do cấu tạo hóa học giữa các sợi vải nên vải PE rất bền màu theo thời gian là chất liệu vải được ưa dùng để may đồng phục.
  • Cấu tạo sợi vải sát gần nhau nên vải PE có khả năng chống thấm nước tốt, vải PE cũng được sử dụng làm túi ngủ hay lều bạt.
  • Điểm cộng nữa cho vải PE là giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại vải khác. 

Nhược điểm:

  • Vải Polyester có độ dày cao nên thường nặng và khó khăn trong việc giặt giũ, phơi lâu khô.
  • Khả năng thấm nước ít nên khi mặc vải PE thường gây cảm giác nóng bức, nhất là đối với những người hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, đã có giải pháp khắc phục hạn chế này của vải PE là pha lẫn vải PE với vải cotton.
Vải PE là một trong các loại vải may áo thun
Vải PE là một trong các loại vải may áo thun

Nếu bạn muốn chọn một loại vải áo thun để may đồng phục cho nhân viên hay may những chiếc áo nhóm cùng bạn bè, đồng nghiệp,…thì bạn không thể bỏ lỡ xưởng may gia công áo thun đồng phục của Huy Sơ Mi. Với chất liệu vải thun cao cấp, bền lâu cùng giá cả hợp lý sẽ không khiến bạn thất vọng.

3. Vải linen

Vải linen là loại vải được dệt từ sợi trong thân cây lanh ở các nước Thụy Sĩ. Người ta dệt loại vải này mất rất nhiều công sức, tuy nhiên nó mang lại nhiều giá trị, thường được dùng để may mặc quần áo trong mùa hè, trang trí nội thất,…Mùa hè người ta sẽ may nhiều loại áo thun bằng loại vải linen này. Do đó, đây là một trong các loại vải may áo thun phổ biến hiện nay.

3.1 Ưu và nhược điểm vải linen

Ưu điểm: 

  • Thấm hút mồ hôi tốt hơn hầu hết các loại vải khác. Nên vải này được ưa chuộng trong mùa hè. Khả năng thấm hút và bay hơi nhanh giúp cho bề mặt vải may được khô ráo một cách tự nhiên và nhanh chóng. 
  • Có nguồn gốc thiên nhiên nên thân thiện với môi trường. Thân thiện với làn da cũng như dễ phân hủy khi không còn sử dụng.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt nên được ứng dụng may mặc cho các vật dụng chống nắng như bạc trùm xe, áo khoác chống nắng, váy chống nắng,…

Nhược điểm:

  • Vải linen có nhược điểm lớn nhất là khả năng chịu độ ma sát cực kém. 
  • Do kết cấu của vải thiên nhiên nên nếu ma sát mạnh sẽ gây ra tình trạng trầy xước vải. Bề mặt vải sẽ mất đi độ bóng và sang trọng so với lúc ban đầu.
Vải PE là một trong các loại vải may áo thun
Vải PE là một trong các loại vải may áo thun

4. Vải Modal

Vải Modal là loại chất liệu tơ sợi nhân tạo với thành phần chính từ gỗ của cây sồi. Nguồn gốc loại cây này có đặc trưng tự chống lại sâu bọ, côn trùng tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn nên loại vải này không chỉ an toàn sức khỏe người tiêu dùng mà còn thân thiện với môi trường. Chính vì thế, chất liệu vải Modal được ứng dụng nhiều trong sản xuất thời trang ngày nay. Và đặc biệt đây là một trong các loại vải may áo thun phổ biến hiện nay.

4.1 Ưu và nhược điểm vải Modal

Ưu điểm: 

  • Thành phần từ gỗ thiên nhiên, giúp vải Modal tự phân hủy sau quá trình sử dụng mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.
  • Vải Modal có chất liệu mềm mịn, khả năng lên màu tốt hơn các loại vải: Cotton, Polyester,…
  • Sợi modal có độ bền và dai của sợi tổng hợp, độ bền tốt hơn sợi cotton nguyên chất và bông polyester giảm hiện tượng đứt đầu sợi trong quá trình gia công.
  • Khả năng hút ẩm của sợi modal cao hơn 50% so với sợi bông nên vải sợi modal có thể giữ khô và thông thoáng. Hiện nay chất liệu này được sản xuất thành quần áo, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và chất liệu vải ôm sát cho con người.
  • So với sợi bông, sợi vải modal có độ ổn định về hình dạng và kích thước tốt, giúp vải có khả năng chống nhăn tự nhiên và chống ủi, mang đến cảm giác thoải mái và tự tin khi mặc

Nhược điểm:

  • Hiện tượng xù lông thường xuất hiện sau quá trình sử dụng modal một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hình thức và kiểu dáng của vải. Chính vì thế, Modal sẽ kết hợp với một số chất liệu khác tăng cường sự đàn hồi.
  • Chi phí dệt của modal đắt hơn, đắt hơn cotton nguyên chất, vì vậy chúng ta nên mua theo tình hình của mỗi cá nhân.
Vải Modal là một trong các loại vải may áo thun
Vải Modal là một trong các loại vải may áo thun

5. Vải TC

Cotton TC hay cotton TICI là tên của một loại vải tổng hợp từ 2 thành phần chính đó là cotton và polyester. Chúng thường được pha với mức tỷ lệ 35% sợi cotton và 65% sợi polyester. Do đó, loại vải này còn được gọi với tên khác là vải cotton 35/65. Đây cũng là một trong số các loại vải cotton có mức độ phổ biến cao trên thị trường.

5.1. Ưu và nhược điểm vải TC

Ưu điểm:

  • Hiện nay các loại vải TC đã được thay đổi và bổ sung thành phần cotton với tỉ lệ ngày càng tăng nên có khả năng thấm hút tốt và được đánh giá cao.
  • Vải TC là một loại vải dệt kim và trong thành thường có pha thêm một tỉ lệ nhất định sợi spandex nên chất vải khá mềm mại và có độ co giãn tốt.
  • Hiện nay, vải TC trên thị trường tuy có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng mức giá không cao, khá hợp lý nên được nhiều nhà sản xuất và người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn làm chất liệu may trang phục và đồ dùng khác.
  • Có độ bền cao, giúp giữ được form áo như ban đầu. Ít bị xù lông sau một thời gian sử dụng cũng là một trong những ưu điểm nổi bật phải kể đến của loại vải này.
  • Các sản phẩm được sản xuất từ vải cotton TC luôn có tính chất bền màu theo thời gian. 

Nhược điểm:

  • Vải TC có độ thông thoáng và khả năng thấm hút hạn chế hơn do thành phần cotton có trong vải không cao.
Vải TC là một trong các loại vải may áo thun
Vải TC là một trong các loại vải may áo thun

6. Vải CVC

Đây là một trong các loại vải may áo thun phổ biến hiện nay. Vải CVC là viết tắt của từ “Chief Value of Cotton” được dịch ra tiếng việt là “sợi bông có giá trị cao”. Vải CVC là vải sợi tổng hợp được dệt từ 2 nguyên liệu chính là sợi bông (cotton) từ thiên nhiên và sợi polyester từ nhân tạo. Trong đó, sợi bông chiếm nhiều hơn 50% tỉ lệ, đa phần sợi bông chiếm 60% hoặc 65% trong vải CVC. 

6.1. Ưu và nhược điểm vải CVC

Ưu điểm:

  • Có lợi thế với nhiều thành phần cotton, % sợi bông chiếm đến hơn 50% nên vải CVC có tính mềm mại, mịn màng tựa như bông và co giãn rất tốt.
  • Vải CVC có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ và thoáng mát cho người mặc.
  • Vải có độ bền cực kỳ tốt, giữ được form của áo được lâu hơn.
  • Sợi vải polyester có khả năng chống co rút rất tốt và sẽ làm cho vải không bị nhăn khi giặt.
  • Kháng khuẩn, chống nấm mốc và bụi bẩn.
  • Vải CVC rất dễ dệt chính vì thế cho ra các thành phẩm đa dạng các loại hoa văn như họa tiết kẻ caro, kẻ sọc, kẻ ngang với màu sắc phong phú.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao: vì có thành phần cotton cao nên chất vải CVC có giá thành tương đối cao hơn và cao cấp hơn so với các loại vải khác.
  • Không mát bằng vải 100% cotton: Do có thành phần sợi nhân tạo nên vải CVC sẽ hơi nóng hơn so với vải có sợ bông hoàn toàn.
  • Vải bị xù lông nhẹ: Sau một thời gian sử dụng, sợi bông sẽ bị xù lên hình thành các lớp lông bám nhẹ trên về mặt vải.
  • Vải co giãn quá mức: do có độ co giãn tốt, co giãn 4 chiều nên vải khi xài lâu sẽ có tình trạng chảy xệ, mất thẩm mỹ.
  • Vải bị nổ những lỗ nhỏ trên bề mặt: vì được dệt với mật độ thấp nên trên bề mặt vải rất dễ bị lỗ nhỏ trên bề mặt.
  • Phơi lâu khô: Vải CVC có độ dày tương đối nên thường nặng và gây khó khăn trong việc giặt giũ, phơi lâu khô hơn các loại vải thun lạnh, thun mè.
Vải CVC là một trong các loại vải may áo thun
Vải CVC là một trong các loại vải may áo thun

7. Vải rayon

Vải Rayon là một loại sợi vải bán tổng hợp được làm từ chất liệu cellulose của gỗ và các sản phẩm nông nghiệp được tái sinh lại dưới dạng sợi cellulose. Vải Rayon là loại vải thun linh hoạt nhất và có các đặc điểm của vải lụa, len, cotton, và các loại vải khác nên có thể được sử dụng rộng rãi trong may mặc. Đây là một trong các loại vải may áo thun phổ biến hiện nay.

7.1. Ưu và nhược điểm vải Rayon

Ưu điểm:

  • Vải Rayon rất mềm mịn, bóng mượt, sờ vào có cảm giác như vải lụa.
  • Có khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng khí.
  • Dễ dàng nhuộm màu để tạo ra các loại vải có màu sắc đẹp và sống động.
  • Có độ rũ tốt nên thường được chọn để làm các loại màn treo rất đẹp
  • Thoáng khí giống với vải cotton
  • Giá thành vừa phải
  • Có thể pha trộn tốt với nhiều loại vải khác, đặc biệt là các sợi dệt.

Nhược điểm:

  • Tuy nhiên, vải rayon có độ phục hồi đàn hồi rất thấp.
  • Độ bền không cao, dễ bị nhăn nhúm.
  • Có khả năng chịu nhiệt kém vì thế bạn không nên là ủi trực tiếp vải ở nhiệt độ cao.
Vải rayon là một trong các loại vải may áo thun
Vải rayon là một trong các loại vải may áo thun

8. Vải sợi lycra

Vải Lycra là loại vải có chứa thành phần từ cotton (hoặc từ poly) và được pha với sợi Spandex nên có khả năng kéo giãn cao. Vì thế vải thun lycra được ứng dụng trong may mặc, đặc biệt là may các loại quần áo co giãn, ôm sát cơ thể như: đồ tập gym, áo thun ôm, múa bale,…

8.1 Ưu và nhược điểm vải lycra

Ưu điểm: 

  • Vải thun lycra khá mềm, mịn, và có độ co giãn cực tốt ôm sát cho cơ thể.
  • Vải Lycra có ưu điểm là không nhăn và đặc biệt là có độ bền cao, hút ẩm khá tốt.
  • Vải thun Lycra len (sợi len kết hợp với sợi Lycra) có độ co giãn và giữ nhiệt khá tốt nên là loại vải chuyên dùng để sản xuất áo khoác, hay bộ quần áo ấm. 

Nhược điểm:

  • Khả năng thấm hút kém của vải lycra không pha sẽ gây tình trạng nóng bức cho người mặc. Do đó, vải Lycra thường được pha chung với một số chất liệu khác để tránh tình trạng này.
  • Vải nhanh hỏng khi tiếp xúc các chất tẩy rửa mạnh, nhất là các chất có nồng độ pH cao.
Vải sợi lycra là một trong các loại vải may áo thun
Vải sợi lycra là một trong các loại vải may áo thun

Trên đây là các loại vải may áo thunxưởng may áo thun, gia công áo sơ mi Huy Sơ Mi đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ chọn được những vải phù hợp cho nhu cầu của mình. Cùng với đó là những kiến thức về các loại vải này. Mời bạn tham khảo chi tiết hơn về các loại vải cũng như công dụng của nó qua bài viết: 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *