Vải spandex là gì? Ứng dụng và các loại vải spandex phổ biến

Vải Spandex là một loại sợi nhân tạo có khả năng co giãn cực tốt, được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp thời trang may mặc hiện nay. Vậy vải spandex là gì? Cách nhận biết loại vải này? Giá bán là bao nhiêu? Ưu điểm và nhược điểm?,… Hãy cùng Huy Sơ Mi khám phá và tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây nhé.

Vải Spandex
Vải spandex là gì? Ứng dụng và các loại vải spandex phổ biến

1. Vải spandex là gì?

Vải Spandex còn được gọi với cái tên khác là Lycra hay Elastane, là một loại sợi nhân tạo được sản xuất ra với mong muốn có thể thay thế được chất liệu cao su. Chúng thường sẽ có độ đàn hồi rất cao, trên thực tế đã có nhiều thí nghiệm để chứng minh sợi spandex đã có thể kéo dài đến 500% gấp 5-8 lần so với độ dài cơ bản của chúng.

Hầu như trong hết tất cả các trường hợp, vải spandex nguyên chất sẽ không được ưa chuộng để sử dụng trong hàng may mặc mà thay vào đó là, một lượng nhỏ của chất liệu vải này được đem đi dệt lên thành những loại sợi tổng hợp, hữu cơ hoặc bán tổng hợp khác. Được tạo ra nhờ vào cách kết hợp polyglycol chuỗi dài với một diisocyanate ngắn và có chứa ít nhất khoảng từ 85% chất polyurethane.

vải spandex là gì
vải spandex là gì

2. Nguồn gốc của vải spandex

Vải spandex được hình thành từ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Khi đó, nhu cầu dùng cao su lớn, giá cao su thường biến động, không đủ để cung ứng cho thị trường. Điều này đã thôi thúc những nhà khoa học tìm ra các giải pháp để thay thế chất liệu cao su đang ngày một khan hiếm. Và đây cũng chính là lý do chất liệu vải sợi spandex ra đời.

  • Năm 1940: 

Chất đàn hồi polyurethane đầu tiên được tạo ra. Đến khi các nhà khoa học thấy được những sợi polyurethane có thể tạo ra những sợi chỉ mềm, mịn. Do đó, họ cho rằng vật liệu này sẽ có ích trong việc tạo ra những sợi nilon, giúp kéo giãn hoặc làm cho quần áo trở nên nhẹ hơn.

  • Năm 1952:

Những sợi Spandex đầu tiên được ra đời và sản xuất bởi các nhà khoa học Farben Fabriken Bayer (Đức), và ông đã giành được bằng sáng chế cho sự phát minh này.

  • Năm 1962:

Nhà khoa học Du Pont đã kết hợp cùng với Công ty Cao su của Hoa Kỳ sản xuất ra sợi spandex. Để phân biệt được thương hiệu sợi spandex của chính mình, ông đã chọn tên thương mại là Lycra cho loại vải này. Cho đến nay, công ty này đã có quy mô lớn hơn và dẫn đầu thế giới về sản xuất vải spandex.

nguồn gốc lịch sử của vải spandex
nguồn gốc lịch sử của vải spandex

3. Đặc điểm chất liệu sợi spandex

3.1. Tính chất vật lý của spandex

  • Chất liệu trơn, nhẹ, mềm và rất dễ nhuộm màu vải.
  • Chống tích điện.
  • Khả năng chịu nhiệt và chống mài mòn tốt.
  • Không thắt nút hay tạo xơ trên bề mặt của vải.

3.2. Ưu điểm chất vải spandex

  • Độ co giãn, đàn hồi tốt

Vải Spandex có khả năng chính vượt trội nhất là độ đàn hồi tốt hơn rất nhiều những chất liệu được sử dụng phổ biến ngày nay. Có thể kéo dài từ 5-8 lần so với kích thước ban đầu mà không bị ảnh hưởng đến đặc tính vốn có.

Khi bị nhăn, có thể chịu được việc bị áp nhiệt độ lên trên bề mặt của vải để có thể định hình lại lại vải

  • Độ mịn, mềm mại, nhưng cực bền và dẻo dai.

Có thể nói đây là ấn tượng đầu tiên mà bạn cảm nhận được về loại vải cao cấp này. Sau nhiều lần giặt, vải không có tình trạng thô cứng, xù lông. Ngoài ra, vải còn có khả năng chịu mài mòn cực tốt, một trong những ưu điểm nổi bật của vải này.

  • Vải không gây kích ứng cho da:

Dù là vải tổng hợp, nhưng Spandex lại không gây kích ứng cho da khi mặc như các loại vải khác.

  • Chống được tĩnh điện:

Không giống như vải len hay một số loại vải thông thường khác, khi vào mùa đông, vải Spandex không dính vào người, không gây cảm giác khó chịu khi mặc.

ưu nhược điểm của vải spandex
ưu nhược điểm của vải spandex

Các chất liệu vải được quan tâm nhiều nhất trong may mặc:

3.3. Nhược điểm sợi spandex

  • Khả năng hút ẩm kém:

Spandex không được đánh giá cao về độ thấm hút, vì vải thường xuyên gây khiến người mặc thấy nóng nực. Vì thế, chúng thường sẽ được pha trộn thêm một số thành phần sợi khác để tránh tình trạng này.

  • Vải sẽ bị ố vàng khi dùng lâu:

Khi bạn sử dụng loại vải này trong thời gian dài, nếu không biết cách bảo quản tốt, vả sẽ có hiện tượng ố vàng và gây mất thẩm mỹ.

  • Vải spandex nhạy cảm đối với nhiệt độ cao:

Dù spandex có thể chống được sức khéo của ngoại lực, nhưng khi vải gặp nhiệt độ cao, vải sẽ nhanh chóng bị chảy xệ, thậm chí biến dạng.

  • Dễ bị mòn dưới tác dụng của chất tẩy:

Vải sợi spandex sẽ nhanh hỏng, suy giảm chất lượng nếu tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa có độ PH cao.

4. Các loại vải spandex và ứng dụng phổ biến

4.1. Polyester spandex 

Vải polyester spandex có ưu điểm là co giãn tốt, mềm mịn, mặc mát, độ bóng vừa phải giúp làm tăng tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, loại vải này cũng rất dễ sử dụng và bảo quản.

polyester spandex 
polyester spandex

4.2. Cotton spandex

Chất vải Spandex Cotton ít bám bẩn, thấm hút nhanh, co giãn, mềm, nhẹ. Thường được sử dụng để may các loại áo phông, quần áo lót nam, và đồ lót nữ, áo sơ mi co giãn.

cotton spandex
cotton spandex

4.3. Chất liệu len spandex

Chất liệu vải len Spandex mềm mại, độ co giãn tốt và có khả năng chống co ngót. Thường được dùng để sản xuất ra các loại quần áo thích hợp mặc vào mùa thu đông.

chất liệu len spandex
chất liệu len spandex

5. Nhận biết vải sợi spandex

Để nhận biết chính xác vải spandex bạn cần thực hiện theo những cách sau:

  • Nhận biết bằng cảm giác: khi chạm tay vào vải có cảm giác mềm mại và mát. Có khả năng kéo căng ra 500%, gấp 5 – 8 lần độ dài nguyên bản, co giãn tốt.
  • Nhận biết bằng nước: bạn chỉ cần nhỏ một lượng ít nước lên vải, nếu là vải spandex nước sẽ thấm nhanh và lan rộng.
  • Nhận biết bằng phương pháp đốt: bạn thử lấy một mảnh vải nhỏ, nếu vải cháy nhanh và có mùi như giấy cháy, tan thành tro thì đó chính là vải cotton spandex.
cách nhận biết vải spandex
cách nhận biết vải spandex

6. Hướng dẫn sử dụng, bảo quản vải sợi spandex

Một số cách để bảo quản vải, làm cho chúng sử dụng được lâu hơn như sau:

  • Nên giặt các sản phẩm được làm từ chất liệu vải Spandex bằng tay, sử dụng nước ấm và những chất tẩy rửa có độ nhẹ.
  • Trong quá trình giặt tuyệt đối không được làm khô bằng máy sấy và vắt mạnh tay, phơi tại những nơi có gió, tránh ánh nắng.
  • Hạn chế việc ủi đồ. Nếu cần thiết phải ủi hãy chọn mức nhiệt thấp và ủi nhanh chóng, không được để bàn là tại một vị trí nhất định quá lâu.
  • Không được dùng các loại thuốc tẩy.
  • Không áp dụng quá trình giặt khô cho loại vải này.

7. Kinh nghiệm chọn mua vải spandex chuẩn nhất

Trước khi mua vải Spandex, bạn hãy kiểm tra bề mặt của vải, thông thường nó sẽ có độ trơn, mềm mịn, nhẹ và có thể kéo giãn ra hơn 500% gấp 5 – 8 lần độ dài cơ bản mà nó có.

kinh nghiệm mua vải spandex
kinh nghiệm mua vải spandex

8. Giá bán vải spandex

  • Vải thun cotton, khổ vải từ 1m7 với mức giá từ 133.000 – 152.000VND/kg.
  • Vải thun cá sấu với khổ vải 2m2 có mức giá từ 150.000 – 158.000VNĐ/kg.
  • Vải thun 95%Cotton và 5%Spandex có mức giá giao động từ 128.000 – 168.000VNĐ/kg.
  • Vải 95% Polyester và 5%Spandex có giá giao động từ 65.000 – 95.000VNĐ/kg.
  • Vải thun len spandex có giá từ 97.000 – 174.000 VNĐ/kg.

Lưu ý:

  • Giá bán trên chỉ mang tính tham khảo.
  • Nếu bạn có nhu cầu mua vải spandex bạn nên liên hệ trực tiếp nơi bán để báo giá chính xác nhé!

9. Mua vải spandex ở đâu tại TPHCM?

Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều nơi cung cấp các loại vải thun spandex với mức giá và chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, để dễ dàng quản lý công việc tài chính, bạn nên mua tại các chợ đầu mối lớn tại TP. Hồ Chí Minh như: Chợ Tam Bình, Kim Biên,…

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích mà Xưởng may gia công uy tín Huy Sơ Mi đã giải đáp cho mọi người về vải spandex là gì? Mong rằng những thông tin đã được chia sẻ này sẽ giúp các bạn lựa chọn, phân biệt và mua được những sản phẩm được làm từ chất liệu vải này ưng ý nhất.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *