Vải Cotton Là Gì? Cách Nhận Biết, Ưu Nhược Điểm Của Cotton

Vải cotton có thể xem là một trong số những loại vải quen thuộc và không thể thiếu trong thời trang. Các loại vải cotton hiện nay rất đa dạng, có rất nhiều loại khác nhau với sự pha trộn của các chất liệu khác, tạo nên những biến thể của chất cotton mang những đặc điểm riêng.

Tìm hiểu khái niệm chất liệu vải cotton là gì cũng những những đặc điểm, phân loại ứng dụng và các thông tin liên quan đến sợi vải này là rất cần thiết. Không chỉ đối với các nhà sản xuất, kinh doanh mà những người tiêu dùng cũng cần nắm rõ để có những lựa chọn phù hợp cho những bộ trang phục thường ngày của mình hay các vật dụng xung quanh làm từ chất liệu này. Cùng Xưởng may gia công TPHCM Huy Sơ Mi tìm hiểu chi tiết về chất liệu cotton ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

Chất liệu vải cotton
Vải cotton là gì & Cách nhận biết, ưu nhược điểm của cotton

1. Vải cotton là gì

Vải cotton là một loại vải tổng hợp, chúng được sản xuất chủ yếu từ chất liệu là các sợi bông tự nhiên của cây bông, thuộc chi Gossypium nên còn được gọi là vải bông. Ngày nay, chúng thường được pha trộn với các sợi vải hóa học khác tạo nên những chất liệu cotton đa dạng và phổ biến trên thị trường.

Thành phần chính của bông là xenlulo, một hợp chất hữu cơ không hòa tan quan trọng đối với cấu trúc thực vật, và là một chất liệu mềm mịn. Thuật ngữ “bông” dùng để chỉ bộ phận của cây bông phát triển trong quả bông – lớp vỏ bọc cho các sợi bông mịn. Bông được kéo thành sợi, sau đó được dệt để tạo ra một loại vải mềm và bền hiện nay là cotton.

Từ những ngày đầu khi mới được trồng, vải cotton đã được đánh giá cao bởi tính thoáng và nhẹ của nó. Không chỉ vậy, chúng cũng rất mềm mại và có đặc tính giữ nhiệt làm nó giống như một sự kết hợp giữa lụa và len.

Cotton có độ bền kém hơn so với len, bền hơn lụa nhưng loại vải này có tính chất là dễ bị vón, bị rách. Dù vậy, chúng vẫn là một trong những loại vải được sản xuất và ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới. Màu tự nhiên của vải sợi cotton là màu trắng hoặc hơi vàng.

Mặc dù bông có khả năng thấm nước cao nhưng bù lại là rất nhanh khô khi giặt và phơi. Chất liệu vải cotton có thể giặt được ở nhiệt độ cao và thường dễ bị nhăn và co lại sau khi giặt nếu không được xử lý trước.

Vải cotton là gì
Vải cotton là một loại vải tổng hợp, chúng được sản xuất chủ yếu từ chất liệu là các sợi bông tự nhiên của cây bông, thuộc chi Gossypium nên còn được gọi là vải bông.

Nguồn gốc của vải cotton

Cotton bắt nguồn từ chữ “quton” trong tiếng Ả Rập. Chất liệu vải cotton được sản xuất sớm nhất tại Ấn Độ từ thiên niên kỷ thứ 5 Trước Công Nguyên.

Cotton Gin đầu tiên là một công cụ tách sợi bông ra khỏi hạt giống cây trồng, được phát minh ra vào thế kỷ thứ 13 tại Ấn Độ. Cotton Gin làm cho việc sản xuất vải cotton trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều, giúp sợi vải trải rộng như một loại vải được sử dụng rộng rãi.

Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, với việc phát minh ra các công nghệ mới như máy kéo sợi, khung kéo sợi và con la kéo sợi, Anh đã trở thành một trong những nước sản xuất bông hàng đầu thế giới. Tất cả các máy kéo sợi này cho phép các nhà sản xuất kéo sợi bông với tốc độ nhanh hơn.

Tuy nhiên, việc phát minh ra Cotton Gin cơ học của Eli Whitney người Mỹ đã dẫn đến việc tăng cường sản xuất vật liệu này ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Công cụ mới này, giúp tách hạt ra khỏi bông một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách sử dụng sức mạnh của máy móc, đã cắt giảm số giờ lao động thủ công cần thiết để sản xuất một kiện bông từ 600 giờ xuống chỉ còn 12.

Cùng thời gian đó, Mỹ, đặc biệt là các bang miền Nam, bắt đầu sản xuất nhiều bông chất lượng cao hơn, vì các sợi dài hơn và chắc hơn một chút. Dù có một vài lần sụt giảm sản lượng, chẳng hạn như do ảnh hưởng từ việc Nội chiến, Hoa Kỳ vẫn là một trong những nhà sản xuất bông hàng đầu trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Bông mọc nhiều ở đâu?

Bông mọc ở gần như tất cả các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan, Pakistan, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại Hoa Kỳ, Texas là nhà sản xuất bông lớn nhất, và vùng South Plains ở phía bắc của bang là vùng trồng bông tiếp giáp lớn nhất trên thế giới.

2. Quy trình sản xuất chất liệu vải cotton như thế nào

Quy trình sản xuất chất liệu vải cotton như thế nào
Quy trình sản xuất chất liệu vải cotton như thế nào

Để tạo nên những mẫu vải cotton chất lượng, đẹp mắt thì quy trình sản xuất vải cotton cũng được phân chia thành các giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn cơ bản bao gồm:

2.1. Giai đoạn 1: Thu hoạch bông và phân loại

Bông tự nhiên được thu hoạch vào tháng 11 và tháng 12 trong năm, đây được xem là thời thích thích hợp nhất để thu hoạch. Quá trình này thường được chia làm 3 đợt cụ thể:

  • Đợt 1: Bắt đầu thu hoạch với những quả bông đã nở ở dưới gốc.
  • Đợt 2: Thông thường sau đợt 1 khoảng 15 ngày, tiếp tục thu những quả bông nở phần thân giữa cây.
  • Đợt 3: Thu hoạch toàn bộ số bông còn lại ở phần ngọn cây đã nở.

Sau khi thu hoạch, xơ bông được chọn lựa phần đạt được phơi khô sạch sẽ và không lẫn tạp chất. Phần không đảm bảo chất lượng sẽ được loại bỏ. Các xơ bồng này thường được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát nhằm hạn chế bị lẫn các tạp chất khác.

2.2. Giai đoạn 2: Tinh chế xơ bông

Tiếp đến là quá trình tinh chế một khâu quan trọng và quyết định chất lượng vải cotton thành phẩm. Tinh chế là bước loại bỏ hoàn toàn tạp chất và làm sạch xơ bông, quá trình được thực hiện cụ thể như sau:

  • Sau khi phơi khô, xơ bông sẽ được vận chuyển về nhà máy tinh chế. Tại đây, bông được xé và tách xơ một cách cẩn thận nhất đảm bảo chất lượng các xơ bông.
  • Xơ bông được đưa vào lò nấu và lọc nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.

2.3. Giai đoạn 3: Hòa tan và tiến hành kéo sợi

Sau khi bông đã được làm sạch đến mức bao gồm các sợi bông tinh khiết không có hạt hoặc tạp chất, nó được chuyển đến một cơ sở sản xuất hàng dệt may. Tại cơ sở này, bông thô được chải thô, đây là công đoạn tạo sợi bông thành từng sợi dài.

Xơ bông thường ở dạng lỏng sau tinh chế và được hòa tan cùng dung dịch hóa học tạo thành hỗn hợp. Hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy kéo thành những sợi cotton.

2.4. Giai đoạn 4: Dệt thành vải

Các sợi cotton được dệt ngang và dọc tạo thành các tấm vải. Trong suốt quá trình dệt, những tấm vải tiếp tục được làm bóng và nở đảm bảo cho quá trình nhuộm và thấm hút ẩm sau này. Tiếp đến là khâu tẩy trắng để hướng tới thành quả. Mục đích của việc này chính là làm mất đi màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn cũng như đảm bảo độ trắng cần thiết trong quá trình nhuộm vải thành các màu sắc khác.

2.5. Giai đoạn 5: Nhuộm vải và hoàn thiện

Là khâu cuối cùng và hoàn thiện thành phẩm vải cotton. Sợi vải được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch hóa học cùng chất phụ gia đảm bảo vải cotton bắt màu và giữ màu chuẩn. Sau mỗi lần nhuộm vải sẽ được giặt lại nhiều lần đảm bảo loại bỏ hoàn toàn sợi vụn và các vết bẩn bám trên bề mặt.

3. Các loại vải cotton phổ biến nhất hiện nay

Các loại vải cotton
Các loại vải cotton phổ biến hiện nay

Tùy vào đặc điểm, thành phần tính chất… mà chất liệu vải cotton được chia thành nhiều loại khác nhau.

Bảng phân nhóm các loại vải cotton

Tiêu chí Các loại vải cotton

Đặc điểm

Dựa theo tỉ lệ cotton có trong vải Cotton 100% 100% sợi cotton tự nhiên. Thấm hút tốt, thông thoáng dễ chịu, tuy nhiên chất liệu thô, cứng và giá thành cao.
Cotton CVC (65/35) Tương tự cotton tixi, cotton CVC kết hợp cotton tự nhiên và sợi PE theo tỷ lệ: 65% cotton và 35% sợi PE. Độ bền cao, co giãn và thấm mồ hôi tốt.
Cotton TICI (35/65) Kết hợp 35% cotton tự nhiên và 65% sợi PE. Sợi vải mềm hơn, co giãn, thấm ẩm tốt,được sử dụng nhiều trong may áo thun các loại.
Dựa vào khả năng co giãn Cotton 4 chiều Có độ co giãn 4 chiều, thấm hút tốt, mềm mại, ít nhăn và giá thành thường cao hơn các loại vải khác
Cotton 2 chiều Co giãn theo 1 hướng nhất định, có khả năng thấm hút tốt, mềm mại và an toàn cho da
Phân loại theo quốc gia Cotton Poly Được tạo thành từ quá trình pha trộn cotton tự nhiên và sợi Polyester, tỷ lệ cotton càng lớn vải càng mềm và thông thoáng. Giá thành rẻ, nhẹ, độ bền cao, co giãn cực tốt.
Cotton lụa Pha trộn cotton tự nhiên và sợi tơ tằm cao cấp. Tỷ lệ thông thường 90% cotton và 10% tơ tằm (silk). Là phiên bản rẻ hơn của tơ tằm thuần. Mềm mịn, nhẹ tạo cảm giác vô cùng dễ chịu.
Cotton Satin Là vải cotton truyền thống được dệt theo kiểu satin. Vải không bị nhăn, độ bền cao, hút ẩm tốt và an toàn cho người dùng. Thường sử dụng sản xuất chăn ga gối đệm.
Cotton nhung Kết hợp cotton và nhung. Mềm mịn, ít xù lông, ít nhăn, lâu phai màu, hút ẩm tốt. Tuy nhiên giá thành cao hơn so với loại vải khác.
Cotton Spandex Pha trộn cotton và sợi spandex. Co giãn tốt, màu sắc đa dạng, thấm hút cực tốt, độ bền cao và có khả năng kháng khuẩn.
Cotton giấy Loại vải được dệt mỏng nhẹ như giấy, hút ẩm tốt, thấm hút mồ hôi nhanh. Thường ứng dụng trong may quần áo cho trẻ em
Cotton đũi Mỏng nhẹ, thoáng mát, có các nếp nhăn tự nhiên và giá thành rẻ. Ứng dụng trong sản xuất quần áo, nội thất…
Cotton nỉ Là loại vải nỉ thường, khá mỏng và lớp lông không quá dày
Cotton Thái Chủ yếu được dệt từ sợi bông thiên nhiên, mềm mại, thoáng mát, hút ẩm tốt và có độ bền cao
Cotton Tàu Sản xuất từ thành phần có sợi cotton thiên nhiên nên thoáng mát và thường có giá thành rẻ và độ bền không cao
Cotton Hàn Có độ bền cao, màu sắc, họa tiết hoa văn đa dạng, không bị xù lông. Sờ vào có cảm giác hơi thô, dễ bị nhăn khi giặt
Cotton Mỹ Loại vải có cấu trúc sợi dai và vượt trội. Thấm hút cao, chịu nhiệt, giữ màu, ít nhăn. Thường được sử dụng sản xuất đồ lót, an toàn và không kích ứng da.
Cotton Nhật Chất liệu cotton Nhật có độ bền cao, thoáng mát và ít ra màu, thường được ứng dụng trong may đồng phục học sinh
Cotton Ai Cập Nguồn gốc từ Ai Cập là “vua” của các loại cotton. Mềm, mại, bền bỉ. Đặc biệt độ bóng tự nhiên, óng ả, thích hợp với mọi thời tiết. Khôn bị co và phai màu khi giặt.
Dựa vào bề mặt và cách dệt Cotton Borip (Cotton gân) Bề mặt như kiểu áo đan len, có độ co giãn lớn, ôm sát mà không gây khó chịu cho người mặc
Cotton cá sấu Là một loại vải cotton nên mang các đặc tính của vải cotton thông thường, khác ở chỗ được dệt với mắt lưới to trông giống mắt cá sấu
Cotton da cá Các sợi được dệt đan chéo lên nhau tạo thành bề mặt trông giống con cá, thường 1 mặt da cá và 1 mặt mịn, trơn nhẵn được đưa ra ngoài khi may quần áo

4. Ưu điểm và nhược điểm của chất liệu cotton

4.1. Ưu điểm của thun cotton

Thun Cotton có nhiều ưu điểm nổi bật khiến nó trở thành một loại sợi phổ biến trong ngành dệt may.

  • Sự mềm mại: Cây bông mềm và mịn và kết quả là vải thường giữ được cảm giác mềm mại đó.
  • Độ bền: Cấu trúc tế bào của cây bông rất mạnh, tạo ra một loại vải dai và chống mài mòn.
  • Khả năng thấm hút tốt: Vải cotton là loại vải rất thấm hút vì có nhiều khoảng trống giữa các sợi bông có khả năng thấm hút tốt, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
  • Giữ màu nhuộm tốt . Do tính chất thấm hút của nó, bông rất dễ dàng lấy thuốc nhuộm và có thể được tạo thành nhiều màu sắc khác nhau.
  • Khả năng thoáng khí: Cấu trúc sợi của cotton giúp thoáng khí hơn so với sợi tổng hợp.
  • Không bám tĩnh: Cotton không dẫn điện, do đó an toàn cho người mặc và hạn chế tình trạng bám bẩn.
  • Nhanh khô, dễ dàng làm sạch, bảo quản với độ bền cao.

4.2. Nhược điểm của chất cotton

  • Nếu chất vải được sản xuất hoàn toàn từ sợi thiên nhiên giá thành sẽ cao hơn cùng với chất vải thô. Thông thường cotton được pha cùng các loại sợi khác (Spandex) để tăng độ mềm mại và tiện dụng cho người mặc.
  • Dễ bị xù lông khi mặc và giặt
  • Dễ bị nhăn
  • Không có khả năng co giãn

Ưu điểm của vải thun cotton luôn mang lại cho nó một vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng. Đó là lý do vì sao mà chất liệu này được nhiều shop thời trang đặt may nhất tại xưởng may áo thun cotton.

Ưu điểm và nhược điểm của chất liệu cotton
Ưu điểm và nhược điểm của chất liệu cotton

5. Cách nhận biết vải cotton 100% và cotton pha

Để nhận biết cotton 100% và cotton pha chúng ta có thể sờ trực quan cảm nhận độ mềm mịn, cotton chuẩn dễ nhăn khi bị vò hơn nhiều so với cotton pha. Cotton 100% thường thấm hút nhanh và tốt hơn các loại cotton pha sợi khác.

Ngoài ra, vải cotton 100% thường cháy nhanh khi đốt, mùi cháy sợi hữu cơ và tro tan hoàn toàn, dựa vào đặc tính để phân biệt và nhận dạng chi tiết sơ với vải cotton các loại.

Cách nhận biết vải cotton 100% và cotton pha
Cách nhận biết vải cotton 100% và cotton pha

6. Ứng dụng của vải cotton

Dựa trên những ưu điểm vượt trội, thấm hút tốt, mềm mại, thoáng mát vải cotton được ứng dụng phổ biến tại các xưởng sản xuất thời trang may mặc. Trở thành chất liệu hàng đầu được ưa chuộng và tìm kiếm. Ngoài ra chất cotton vải còn được sử dụng trong sản xuất chăn ga, gối và phụ kiện trang trí nội thất.

Ứng dụng của vải cotton
Ứng dụng của vải cotton

7. Vệ sinh và bảo quản áo quần, sản phẩm từ chất liệu cotton

Khi làm sạch và bảo quản sản phẩm, quần áo vải cotton cần lưu ý những điểm sau:

  • Tránh sử dụng chất tẩy, giặt quá mạnh: Chất tẩy quá mạnh dễ làm phai màu quần áo và tác động xấu đến sợi cotton, làm vải nhanh mục và giảm tuổi thọ sử dụng.
  • Không ngâm quá lâu trong xà phòng: Việc ngâm quá lâu trong xà phòng dễ làm sợi vải ẩm, mục và nhanh bay màu.
  • Tránh phơi đồ ở nơi ánh nắng gay gắt và trực tiếp: Nhằm đảm bảo tuổi thọ cũng như màu sắc quần áo tránh tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
  • Phân loại kỹ trước khi giặt: Phân loại giúp tránh tình trạng loang màu khi làm sạch đồng thời lựa chọn chế độ giặt phù hợp cho từng nhóm.
Vệ sinh và bảo quản áo quần, sản phẩm từ chất liệu cotton
Vệ sinh và bảo quản áo quần, sản phẩm từ chất liệu cotton

8. Câu hỏi thường gặp về vải thun cotton

8.1. Giá vải cotton là bao nhiêu?

Giá vải cotton trên thị trường hiện nay dao động từ 60.000 VNĐ đến 150.000 VNĐ tùy vào màu sắc, thành phần, đặc điểm của vải. Ví dụ như vải cotton 100% thường có mức giá cao hơn so với các loại vải cotton 65/35, cotton tici…

Giá vải cotton
Giá vải cotton trên thị trường hiện nay

8.2. Vải cotton có xù lông không?

Vải cotton nếu không được xử lý đúng cách thương xuất hiện tình trạng xù lông trên bề mặt. Đây là một trong những khuyết điểm của loại vải này.

8.3. Vải cotton có co giãn không?

Vải cotton thường thô và không có khả năng co giãn, chính vì vậy mà trong các loại vải cotton hiện nay, nhà sản xuất thường pha thêm thành phần sợi Spandex nhằm làm tăng khả năng co giãn của vải.

8.4. Vải cotton mặc có mát không?

Thoáng mát chính là một trong những ưu điểm nổi bật của vải cotton. Tỉ lệ cotton có trong vải càng cao thì mức độ thoáng mát càng cao.

8.5. Vải cotton có nhăn không?

Các loại vải từ sợi thiên nhiên như cotton thường dễ bị nhăn và co rút khi mặc và khi giặt. Chính vì vậy, sử dụng loại vải này bạn cần chú ý bảo quản và giữ gìn cẩn thận để hạn chế tình trạng làm cho bề mặt nhăn, nhất là quần áo khi mặc.

8.6. Vải cotton mua ở đâu?

Thông thường nếu sử dụng với số lượng ít để may 1 2 bộ quần áo mặc thường, bạn có thể mua vải cotton ở các cửa hàng vải gần nhà. Nếu sản xuất với số lượng lớn, bạn có thể tìm nguồn hàng vải cotton giá sỉ tại các chợ chuyên bỏ sỉ, các xưởng sản xuất vải, nhất là ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội…

Có thể thấy rằng, vải cotton đóng vai trò quan trọng trong đời sống và may mặc hiện nay. Tổng quan các thông tin cơ bản về chất liệu cotton là những điều mà mỗi người cần nắm rõ. Mong rằng những thông tin này giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về vải cotton là gì cũng như biết được các đặc điểm của nó và có được sự lựa chọn phù hợp khi mua quần áo hay ứng dụng chúng vào trong đời sống hàng ngày của mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm nội dung bài viết!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *