Vải thổ cẩm là gì? 5 bước nhận biết vải thổ cẩm

Ngày này, vải thổ cẩm được ứng dụng nhiều trong các ngành may mặc, đồ nội thất, đồ gia dụng,… Thế nhưng vẫn không ít người băn khoăn không biết vải thổ cẩm là loại vải như thế nào, quy trình sản xuất, cách bảo quản hay ưu nhược điểm của loại vải này là gì. Để giải đáp cho những thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng theo chân Huy Sơ Mi khám phá ngay bài viết dưới đây!

vải thổ cẩm
Vải thổ cẩm dần được ưa chuộng và săn đón

1. Thổ cẩm là gì?

Thổ cẩm là gì? Thổ cẩm là loại vải được dệt thủ công 100%, có nhiều hoạ tiết trên bề mặt vải. Điểm độc đáo không chỉ dừng ở chỗ được trang trí nhiều họa tiết mà các họa tiết này còn đảm bảo nổi lên trên mặt vải giống như được thêu. Ở Việt Nam, thổ cẩm ý chỉ loại vải tự tay dệt, hoa văn được dệt theo phương pháp thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số miền núi.

Thổ cẩm là gì
Thổ cẩm là gì?

2. Nguồn gốc & quy trình sản xuất vải thổ cẩm

Vải thổ cẩm có nguồn gốc từ cây có trong tự nhiên, chẳng hạn như cây bông, cây gai, cây lanh. Về màu sắc để làm nên vải có thể được sử dụng bởi nhiều màu sắc khác nhau, chủ yếu là màu từ tự nhiên mà người đồng bào thiểu số tìm được ở vùng miền của họ. Chẳng hạn như với màu tím được làm từ bắp cải tím, củ dền; với màu vàng được làm từ củ nghệ;….

Tuỳ vào từng vùng miền sẽ có quy trình dệt thổ cẩm khác nhau, nhưng chung quy lại đều sẽ có những bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Sơ chế bông

  • Trồng và thu hoạch bông: Thời điểm hợp lý nhất để thu hoạch bông là sau khi cây sinh trưởng được 6 tháng và nên được thu hoạch vào những ngày trời nắng.
  • Cán bông: Bông đem đi phơi khô, sau đó những quả bông này tiếp tục được bật ra bằng tay hoặc bằng dụng cụ chuyên dụng, mục đích là để sợi bông được mảnh, nhuyễn và tơi hơn.
Sơ chế bông vải thổ cẩm
Bước đầu khi dệt vải thổ cẩm là sơ chế bông

Bước 2: Kéo sợi

  • Vò con cúi: Sử dụng que tre với kích thước nhỏ và dài như những chiếc đũa. Lấy một nhúm sợi bông rồi tràn đều lên trên mặt phẳng, sau đó cho que tre vừa chuẩn bị lên trên rồi vò sao cho bông được cuộn chặt trên đầu que và có kích thước to bằng ngón chân cái. Mỗi que bông như vậy người ta gọi đó là một con cúi.
  • Kéo sợi: Dùng từng con cúi để kéo thành sợi vải, vừa kéo sẽ vừa cuộn sợi vải lại thành những ống chỉ có độ dài khoảng 15cm.

Bước 3: Xử lý sợi vải

  • Ngâm cháo vải: Đem sợi vải ngâm vào nước cháo. Lúc này, những sợi vải vừa đem ngân sẽ được chia thành 2 phần. Một phần được tiên shanhf nhuộm trước rồi mới dệt, phần còn lại được thao tác ngược lại, tức là dệt rồi mới nhuộm.
  • Nhuộm chỉ: Đem những sợi chỉ dùng để dệt hoa văn đi nhuộm trước.

Bước 4: Mắc khung cửi

  • Mắc vải: Một người đứng ở đầu khung để giăng vải, những người còn lại sẽ có công việc là sử dụng lược to để đánh nhằm mục đích giúp  sợi vải không bị rối.
  • Lên khung cửi: Gài hoa theo mẫu thổ cẩm đã chuẩn bị sẵn.
Mắc khung cửi dệt vải thổ cẩm
Mắc khung cửi khi dệt vải thổ cẩm

Bước 5: Thành phẩm

  • Dệt vải: Dệt thổ cẩm đòi hỏi người dệt cần phải ghi nhớ từng con chỉ và hoa văn để có thể dễ dàng thay đúng được các ống chỉ màu. Nếu sai cần phải tháo ra và làm lại chỗ đó.
  • Nhuộm vải: Sau khi vải thổ cẩm được dệt xong sẽ đem đi nhuộm màu.

3. Ưu nhược điểm của chất liệu thổ cẩm

Vì là vải được làm 100% từ tự nhiên, từ chất liệu vải cho đến màu nhuộm vải. Bởi lý do đó mà vải thổ cẩm có những ưu nhược điểm như sau:

3.1. Ưu điểm vải thổ cẩm

Vải thổ cẩm có những ưu điểm như sau:

  • Có sự mềm mại, dễ chịu cho người mặc.
  • Dễ thấm mồ hôi nên mặc vô cùng mát mẻ, thoải mái.
  • Hoạ tiết, màu sắc đa dạng.
  • Thân thiện với môi trường và an toàn cho da.

3.2. Nhược điểm của chất liệu thổ cẩm

Bên cạnh đó, vải thổ cẩm cũng còn tồn tại một số các nhược điểm cụ thể như sau:

  • Phức tạp trong quá trình giặt giũ, khó bảo quản.
  • Dễ phai màu.
  • Vò mạch sẽ rách bục các sợi vải.

Tham khảo ngay: Top 30 Loại Vải Thường Dùng Trong May Mặc Phổ Biến Nhất

4. Thổ cẩm, ý nghĩa & nét văn hoá đặc trưng của từng dân tộc

4.1. Dân tộc Tày

Có thể nói, nét đặc trưng trong vải thổ cẩm của người Tày đó chính là sự sắp xếp các hoa văn theo hình thoi màu sắc trên nền vải có màu trắng là màu chủ đạo.

4.2. Dân tộc Khmer

Đặc trưng nhất cho vải thổ cẩm của dân tộc Khmer đó chính là tất cả đều được nghệ nhân dệt một cách thuần thục, hoa văn tinh xảo và đều được dệt trực tiếp lên trên bề mặt vải.

Vải thổ cẩm Khmer
Vải thổ cẩm Khmer được dệt thuần thục

4.3. Dân tộc Dao

Người Dao ưa chuộng những tấm vải thổ cẩm có hoa văn, hoạ tiết đơn giản, mật độ giữa nền vải và hoa văn nhiều hơn so với những dân tộc khác. Vải thổ cẩm của người Dao thường có màu sắc chủ đạo là màu đỏ trên nền vải đen.

4.4. Dân tộc Thái

Đối với vải thổ cẩm của người Thái, bạn sẽ nhận thấy chúng được dệt bởi rất nhiều màu sắc khác nhau. Sẽ không quá bất ngờ nếu trên cùng một tấm vải nhưng lại xuất hiện đầy đủ các màu như đen, trắng, xanh lá, tím, đỏ,…Đồng thời, hoạ tiết trên thổ cẩm của dân tộc Thái cũng được bố trí, sắp xếp đối xứng nhau.

4.5. Dân tộc Mường

Hoạ tiết trên thổ cẩm của người Mường tượng trưng cho thiên nhiên, núi rừng. Chẳng hạn như hoa dẻ, quả trám, hạt gấc,…

4.6. Dân tộc Bana

Vải thổ cẩm của dân tộc Bana thường có màu đen, đỏ và trắng. Hoa văn, hoạ tiết trên vải thường thể hiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Bên cạnh đó còn xuất hiện ột số các hoạ tiết biểu tượng cho hoa lá, núi rừng, thiên nhiên.

4.7. Dân tộc H’ Mông

Hoa văn có hình chữ công, chữ thập, chữ đinh là những hoa văn xuất hiện nhiều trên vải thổ cẩm của dân tộc H’mong. Ngoài ra, vải còn được kết hợp với những ô có hình dạng quả trám, quả giác và những đường viên bị gãy khúc.

Thổ cẩm H' Mông
Vải thổ cẩm H’ Mông ứng dụng vào may quần áo, vật dụng

4.8. Dân tộc H’ Rê

Vải thổ cẩm của dân tộc H’Re là sự kết hợp giữa vải thổ cẩm của người H’mông và người Dao. Màu sắc tiêu biểu cho vải thổ cẩm của người dân nơi đây là màu đen và đỏ. Hoa văn thường là dạng hình thoi lớn, được dệt nối tiếp nhau để tạo thành từng con suối, con sông.

4.9. Dân tộc Chăm

Màu đỏ hoặc sẫm là những màu vải thổ cẩm phổ biến cho dân tộc Chăm. Các hình hoa văn hình dọc thường được người dân nơi đây ưu tiên dệt lên trên bề mặt vải thổ cẩm của mình.

5. Cách nhận biết và chọn mua thổ cẩm

Để nhận biết và chọn mua vải thổ cẩm, bạn có thể tham khảo những yếu tố sau:

  • Màu sắc: Vải thổ cẩm có màu sắc tự nhiên, không được sử dụng màu bằng chất hoá học. Bạn nên chọn vải có màu sắc đều, không có vết bẩn hay vải có dấu hiệu “lão hóa”.
  • Độ mịn: Có độ mịn và mềm tự nhiên.
  • Độ dày: Vải thổ cẩm phải có độ dày đều, sờ vào chắc tay, không quá dày hay quá mỏng.
  • Độ bền: Vải thổ cẩm phải có độ bền cao, không dễ bị vỡ nứt khi sử dụng.
  • Chất liệu: Vải thổ cẩm phải được làm từ 100% tự nhiên, không được hỗn hợp với các chất liệu khác..

6. Ứng dụng của chất liệu thổ cẩm trong đời sống

Vải thổ cẩm được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp may mặc, trang sức, đồ dùng gia dụng và đồ nội thất. Nó có độ bền cao, mềm mại và mịn, dễ dàng thấm hút nước do đó rất thích hợp để sản xuất các sản phẩm có yêu cầu cao về chất lượng và độ bền. Ngoài ra, vải thổ cẩm còn được sử dụng trong các ngành nông nghiệp như che phủ cho các vườn hoa và cây trồng, bảo vệ các cây trồng khỏi nhiễu nhiệt và mưa giông.

Trang phục vải thổ cẩm
Vải thổ cẩm được nhiều người may trang phục

7. Hướng dẫn bảo quản vải thổ cẩm

Để bảo quản vải thổ cẩm đúng cách, có một số lưu ý sau:

  • Chọn chỗ trữ vải có không khí trong lành, khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Sử dụng giá để che nắng khi để vải trên ban công hoặc trên mái nhà.
  • Tránh để vải gần nguồn nhiệt hoặc nguồn ánh sáng trực tiếp.
  • Không để vải gần điều hòa hoặc khói thuốc.
  • Khi giặt vải, hãy sử dụng nước ấm và nước xả, tránh sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Để vải khô ráo sau khi giặt và không để trong máy sấy quá lâu.
  • Hãy giặt vải thổ cẩm theo màu tương tự và tránh giặt cùng với màu sắc khác nhằm  tránh làm hư hại đến màu của vải.

8. Mua thổ cẩm ở đâu? Giá bao nhiêu?

Mua vải thổ cẩm ở đâu? Như đã đề cập, vải thổ cẩm hiện nay đang dần được sử dụng phổ biến và rộng rãi, do đó, bạn sẽ không quá khó để tìm mua. Vải thổ cẩm xuất hiện nhiều trên thị trường, từ các cửa hàng bán vải đến các địa chỉ bán quần áo, bán đồ nội thất, gia dụng hoặc các khu chợ vải.

Thổ cẩm giá bao nhiêu? Hiện trên thị trường vải thổ cẩm họa tiết có mức giá dao động trung bình từ 60.000/m2 đến 70.000/m2 Vải thổ cẩm dân tộc có giá đắt hơn, từ 160.000 – 180.000/m2.

Tin chắc rằng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về vải thổ cẩm. Đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ của Huy Sơ Mi về thời trang và may mặc để có thêm thật nhiều những kiến thông, thông tin hữu ích khác!

Tham khảo một số loại vải khác:

  • Vải len là gì? Đặc điểm, ứng dụng và phân loại chất liệu len
  • Vải spandex là gì? Ứng dụng và các loại vải spandex phổ biến
  • Vải gấm là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và cách bảo quản vải gấm
Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *