Vải len là một loại vải có tính thông dụng cao, được ưa chuộng và sử dụng phổ biến để sản xuất thời trang may mặc và hầu như ai trong số chúng ta cũng đã từng sở hữu ít nhất 1 món đồ được làm bằng vải len như: mũ, găng tay, áo,… Như một thói quen được ưa dùng vào những ngày mùa đông. Vậy vải len là gì? Ưu điểm và nhược điểm ra sao?,… Bài viết dưới đây từ Huy Sơ Mi sẽ đem lại cho bạn tất tần tật thông tin bổ ích nhất về chất liệu vải may này.

Nội dung
1. Vải len là gì?
Vải len là vải có nguồn gốc từ lông của rất nhiều động vật. Những sợi len có thể nói được làm chủ yếu từ lông cừu, ngoài ra còn có lông thỏ, lông lạc đà, lông dê… Ngày nay vải len đã được sử dụng rộng rãi để may các loại sản phẩm đẹp mắt thu hút đông đảo người mua như: áo len, mũ, áo khoác… nhờ vào khả năng giữ ấm cực tốt của vải.

2. Quy trình sản xuất & nguồn gốc của chất liệu len
2.1. Quy trình sản xuất vải len
Nhìn chung thì quy trình để sản xuất ra vải len không quá phức tạp với các bước như: thu hoach và xử lý len, đun và chải sợi. Nhưng để hiểu rõ hơn thì ta nên lọc qua những thông tin chi tiết dưới đây:
- Xử lý len
Sau khi đã thu hoạch xong lông cừu hoặc một số động vật khác, chúng sẽ được đem đi xử lý để có thể loại bỏ hết những tạp chất như: mỡ, bã nhờn, bụi, vỏ cây,… Và sau khi đã được loại bỏ, người thợ sẽ mang đi làm mềm bằng dung dịch có tính kiềm để nấu trong vài giờ.
- Đun và chải sợi
Sau khi những sợi len đã có độ mềm phù hợp, những người thợ làm sẽ vớt chúng ra và đem đi phơi khô để có thể sản xuất ra những mẫu vải với hai cách là len chải thô và len sợi chải kỹ.

2.2. Nguồn gốc chất liệu vải len
Vải Len có lịch sử từ khoảng 4000 năm trước công nguyên quanh vùng Địa Trung Hải và cũng là loại vải đầu tiên được sử dụng để làm quần áo có nguồn gốc từ những loài động vật.

3. Đặc tính và ưu nhược điểm của len
3.1. Đặc điểm
- Đặc điểm vật lý
Do vải len thun chủ yếu được làm từ lông cừu nên vải gồm những đặc điểm vật lý vô cùng nổi bật: tính co giãn tốt, mềm mại và bền bỉ. Ngoài ra, vải len còn có thể chịu nhiệt và cách nhiệt cực tốt.
- Đặc điểm hóa học
Khả năng hóa học nổi bật của vải len đó là sự hấp thu thuốc nhuộm tốt và khó phai màu theo thời gian. Chính vì vậy, mà các loại vải len sẽ thường có nhiều màu sắc đa dạng và cực kỳ bắt mắt. Nhờ vậy, chất liệu vải len cao cấp đã chiếm nhiều sự yêu thích từ người dùng.
3.2. Ưu điểm chất liệu len
- Chất len giữ ấm cực tốt
Đây là một ưu điểm nổi bật nhất của loại vải này. Không khí khi tiếp xúc với vải len sẽ được giữ lại, việc này làm giảm thiểu sự tiếp xúc của cơ thể với môi trường bên ngoài, giúp giữ ấm cho cơ thể người mặc.
- Vải len bền và khá mềm mại
Do vải được làm từ lông cừu nên sẽ có độ bền cực tốt, ít bị hao mòn khi bị tác động từ bên ngoài. Vì thế mà những sản phẩm được may từ vải len có thể giặt nhiều lần mà vẫn không làm mất form dáng.
Những sản phẩm từ vải len rất mềm, ít bị nhăn vải, không cọ sát vào cơ thể của người mặc mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất.
- Vải len còn có khả năng cách điện và chống cháy tốt
Không giống với những dòng vải khác, sợi vải len còn có khả năng cách điện, chống cháy tốt sẽ tùy vào từng loại vải len khác nhau. Đặc biệt, đối với dòng vải len cao cấp có thể làm cho lửa cháy chậm đi, thậm chí là tắt khi lấy ra khỏi lửa.

3.3. Nhược điểm của vải len
- Vải lên rất dễ bị bung sợi
Đây có thể nói là một nhược điểm lớn của vải len, sự liên kết giữa các sợi len rời rạc do có sợi kích thước to và nhỏ khác nhau. Nếu một sợi len bị hỏng sẽ khiến cho những sợi khác bị bung theo, đặc biệt đối với len được đan bằng thủ công rất dễ bị bung.
- Sợi len dễ hút ẩm và lâu khô khi giặt
Len là loại vải rất dễ thấm nước, khi ngấm nước dẫn đến trọng lượng của vải tăng đáng kể, điều này sẽ gây khó khăn khi giặt và phơi khô. Nếu bảo quản trong thời gian dài vải sẽ rất dễ ẩm mốc và sinh ra vi khuẩn.
Tham khảo ngay các chất liệu được sử dụng phổ biến trong may mặc:
Vải denim là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng vải denim
Vải satin là vải gì? Phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng
4. Các loại vải len phổ biến
4.1. Vải len tăm
Vải len tăm được sản xuất từ những sợi tổng hợp spandex và polyester. Vải có độ dày và độ bền cao giúp cơ thể được giữ ấm vào mùa đông và giúp tăng độ thẩm mỹ cho người mặc. Một số ứng dụng phổ biến được sản xuất từ chất liệu này như: váy, áo phông,…

4.2. Vải len dệt kim
Vải len dệt kim là chất liệu bao gồm các vòng sợi có sự kết nối hệ thống lại với nhau. Là loại vải có đặc điểm bề mặt khá mềm, xốp và có độ thoáng khí cao, dễ bảo quản, dễ vệ sinh, không bị nhăn và cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, khi chịu phải lực tác động mạnh sẽ có thể tuột vòng đan và quăn lại.

4.3. Vải len cotton
Vải len cotton luôn được đánh giá cao về sự thân thiện với môi trường. Với ưu điểm không kích ứng hoặc gây ngứa cho làn da, có khả năng tỏa nhiệt nhanh chóng giúp giữ ấm cho cơ thể tốt hơn và luôn tạo cho người sử dụng cảm giác dễ chịu.

4.4. Vải len lông
Vải len lông luôn được đánh giá cao về chất lượng bởi vì mềm mại, giữ ấm hiệu quả, khả năng đàn hồi tốt và ưu điểm nổi bật nhất là có độ bền gấp 5 lần khi so với những loại vải nhân tạo.

4.5. Vải len dạ
Vải len dạ là loại vải với bề mặt khá mềm và có lớp lông ngắn. Mang độ bền cao và đặc tính đàn hồi tốt, ít bị bám bẩn, khi nhúng vào nước thì trọng lượng vải sẽ trở nên nặng hơn, có xu hướng co lại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

4.6. Vải len nhung
Vải len nhung có trọng lượng nặng và khá dày, mềm mại, bền, khả năng giữ ấm tốt, khó rách, ít bị nhăn và những sản phẩm được may từ chất liệu vải này sẽ có độ thẩm mỹ cao.

4.7. Vải len thun
Vải len thun khi sờ vào sẽ có cảm giác khá dày, có khả năng chịu được lực ma sát tốt, độ bền cao và sự bền màu trong mỗi lần giặt.
4.8. Vải len gân
Vải len gân là loại vải sợi dọc, độ dày của vải cũng sẽ tùy thuộc vào màu sắc, thường thì những màu đậm sẽ có độ dày vượt trội hơn những màu khác. Chất vải mang độ co giãn và đàn hồi tốt giúp cho sản phẩm luôn giữ được form dáng sau mỗi lần giặt, phơi.

5. Cách nhận biết và chọn mua chất liệu len chuẩn
- ✅Phương pháp 1: Nhận biết vải len bằng cách nhìn và sờ vào vải
Khi cầm vải, bạn sẽ có cảm giác ráp tay, lớp bông trên vải khá cứng và dài. Bạn hãy kéo thử 1 sợi len, nhìn thấy sợi len có độ giãn nhiều hơn khi kéo đứt, vết đứt sẽ không được gọn. Bề mặt vải len không bị nhăn khi vò mạnh.
- ✅Phương pháp 2: Nhận biết bằng cách đốt thử vải
Khi đốt vải len, lửa sẽ cháy yếu và không tắt ngay khi đưa ngọn lửa ra xa. Bạn sẽ ngửi thấy mùi như tóc cháy và tro vải ở dạng hình tròn, màu đen và dễ vỡ khi bạn chạm vào.
6. Ứng dụng của chất liệu vải len
- Ứng dụng vải len trong may mặc
Ngày nay, chất liệu vải len được sử dụng phổ biến chủ yếu là trong ngành may mặc. Với nhiều ưu điểm nổi bật như vải có khả năng giữ ấm tốt, có độ bền cao, vải len còn được dùng để may những sản thời trang mặc vào mùa đông như khăn choàng, nón, áo khoác, váy…
Những sản phẩm được may từ vải len thường sẽ có thiết kế đẹp mắt, màu sắc phong phú đa dạng và được rất nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.

- Dùng vải len để trang trí nội thất
Bên cạnh may mặc, vải len còn được dùng để làm các đồ vật trang trí nội thất như chăn, gối, thảm trải sàn… Nhờ vào khả năng cách điện cao và chống cháy tốt nên chất vải len sẽ vô cùng phù hợp để sản xuất các vật gia dụng trang trí nội thất.

- Dùng vải len làm đồ handmade
Sợi vải len còn có thế dùng để may một số sản phẩm handmade như bông tai, gấu bông hay móc khóa… Các sản phẩm này được may rất kỳ công phù hợp để làm phụ kiện hoặc quà tặng.

7. Mua vải len ở đâu?
Để có thể đảm bảo chất lượng cao, Huy Sơ Mi khuyên bạn nên đến trực tiếp xưởng vải len để kiểm tra tránh hàng len chất lượng kém, và một số địa chỉ mua vải len uy tín mà bạn nên ghé qua tại TP.HCM như:
- Mua vải len tại chợ vải sỉ ở thành phố: chợ Kim Biên, chợ Soái Kình Lâm, chợ Tân Bình.
- Mua tại những cửa hàng vải len như: Lê Văn Sỹ, quận 3.
- Đặt mua vải trên các trang mạng thương mại điện tử: shopee, sendo, lazada, tiki… bạn nên lựa chọn những cửa hàng có đánh giá tốt và review ổn.

8. Giá bán vải len mới nhất
Giá bán thị trường của một số loại vải len phổ biến hiện nay như sau:
- Vải len tăm(set) có mức giá từ 220.000Vnđ.
- Vải len tăm (thun) có mức giá khoảng từ 140.000Vnđ.
- Vải len cotton có giá thành khoảng từ 300.000Vnđ.
- Vải len dạ có giá từ 370.000Vnđ.
- Vải len tăm có mức giá khoảng tầm 400.000Vnđ.

Lưu ý: Những mức giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo còn phải tùy thuộc vào những biến động trên thị trường.
Như vậy, Xưởng may Huy Sơ Mi đã chia sẻ cho bạn toàn bộ những thông tin về vải len, hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về nguồn gốc, đặc điểm và những ứng dụng của vải len.