Mở shop quần áo nam cần những gì luôn là vấn đề được đặt ra trước tiên đối với những ai có ý định kinh doanh quần áo thời trang nói chung và quần áo nam nói riêng. Hãy để cho Huy Sơ Mi giúp bạn giải đáp thắc mắc này trong nội dung bài viết bên dưới nhé!
1. Cần xem xét mức độ khả thi của việc mở shop quần áo nam
Khi được ai đó hỏi bạn với câu: “Mở shop quần áo nam cần những gì?”, thì câu trả lời đầu tiên cần có chính là “tính khả thi”. Trước khi bắt đầu bất kỳ một công việc gì thì bạn cần kiểm tra về mức độ khả thi để xem nó có thể thực hiện được hay không. Mở shop quần áo để kinh doanh cũng không ngoại lệ, trước khi quyết định định mở shop, việc quan trọng đầu tiên mà bạn cần làm là tìm hiểu các thông tin liên quan như thị trường, đối thủ, khách hàng…
Đây là bước đầu tiên và quan trọng mang lại một phần thành công cho hoạt động doanh thời trang của shop bạn. Có rất nhiều người thường không chú tâm vào bước này, chưa kịp tìm hiểu kỹ càng đã vội chạy theo xu hướng mà đưa ra quyết định. Hậu quả là cửa hàng chỉ hoạt động được 1 hoặc một vài tháng là đóng cửa.
>>> Cần biết những gì, yếu tố nào giúp xác định tính khả thi của hoạt động kinh doanh, mở shop quần áo. Tất cả đề được giải đáp trong nội dung bài viết: Có nên mở shop quần áo ?
2. Cần chuẩn bị ý tưởng kinh doanh trước khi mở shop quần áo nam
2.1. Xác định mô hình kinh doanh của shop quần áo
Xác định cụ thể về mô hình kinh doanh shop quần áo của bạn sẽ đảm bảo sự phù hợp cho khách hàng mục tiêu. Bước này và bước xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cần phải khớp với nhau, tránh việc đối tượng khách hàng đã xác định nhưng mô hình kinh doanh lựa chọn không phù hợp.
Hiện nay, có nhiều mô hình kinh doanh mở shop quần áo mà bạn có thể áp dụng như bán lẻ, bán sỉ, kinh doanh nhượng quyền, kinh doanh quần áo tự thiết kế, kinh doanh quần áo xuất khẩu…
2.2. Đặt tên cửa hàng quần áo thật ấn tượng
Khách hàng hiện nay thường chỉ tập trung vào mức giá, mẫu mã hay chất lượng sản phẩm là chủ yếu khi mua một món đồ nào đó. Điều này cho thấy người tiêu dùng thường ít quan tâm đến thương hiệu ngoại trừ thương hiệu của bạn trở nên lớn mạnh và đủ sức ảnh hưởng trên thị trường thời trang.
Vì vậy, trong quá trình hoạt động lâu dài để phát triển thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng được dễ dàng hơn thì một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ và dễ gây ấn tượng là sự lựa chọn thích hợp cho shop quần áo của bạn.
2.3. Kiến thức đầy đủ về sản phẩm
Bạn không thể kinh doanh tốt một mặt hàng nào nếu như không biết gì về nó. Hiểu rõ, biết rõ về chính mặt hàng mà shop bạn đang kinh doanh là điều tất yếu không chỉ giúp việc tư vấn bán hàng cho khách được hiệu quả hơn, tỷ lệ chốt đơn hàng cao hơn mà còn mang lại lòng tin cho khách hàng. Điều này rất tốt cho shop quần áo của bạn trong quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài.
3. Vốn cần chuẩn bị để mở shop quần áo là bao nhiêu?
Vấn đề nguồn vốn là một trong số những điều mà các nhà kinh doanh luôn đau đầu. Đặc biệt đối với các nhà kinh doanh có nguồn vốn hạn chế thì lại càng quan tâm. Bởi hiện nay để mở shop quần áo nam thành công, bạn cần chuẩn bị một số vốn nhất định và con số này sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, nguồn hàng, mặt hàng, mô hình kinh doanh… Dưới đây là một số chi phí cơ bản mà nhà kinh doanh cần chuẩn bị trước khi bắt đầu mở shop quần áo:
- Chi phí vốn cho việc thuê mặt bằng
- Chi phí vốn cho nguồn hàng
- Chi phí thiết kế, thi công và trang trí cửa hàng
- Chi phí dùng để thuê nhân viên
- Chi phí quản lý
- Chi phí khác
>> Để hiểu rõ hơn về các loại chi phí và nguồn vốn nhà kinh doanh cần chuẩn bị thì hãy tham khảo nội dung bài viết chi tiết: Mở shop quần áo nam cần bao nhiêu vốn ?
4. Chuẩn bị thủ tục mở shop kinh doanh quần áo
4.1. Mở shop quần áo có cần phải đăng ký kinh doanh không?
Theo khoản 1 điều 3 nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau:
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.
Như vậy, hoạt động kinh doanh mở shop quần áo cả online hay offline đều cần phải đăng ký kinh doanh do không thuộc các trường hợp loại trừ trên.
4.2. Các hình thức đăng ký kinh doanh mở shop quần áo
Hiện nay, việc đăng ký kinh doanh thời trang quần áo được chia thành 2 hình thức chủ yếu:
- Đối với việc mở shop với quy mô hoạt động nhỏ lẻ, nguồn vốn ban đầu không cao, số lượng lao động dưới 10 nhân viên thì hình thức hộ kinh doanh.
- Đối với shop có số lượng lao động trên 10 thì lúc này bạn cần đăng ký thành lập doanh nghiệp.
4.3. Mở shop quần áo nam cần giấy tờ gì?
Shop quần áo hình thức hộ kinh doanh:
- Bản sao CMND có công chứng của chủ cửa hàng hay chủ hộ kinh doanh
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê cửa hàng
- Giấy đề nghị cấp phép kinh doanh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy tờ đăng ký thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị khi mở shop quần áo:
- CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu của chủ cửa hàng
- Xác nhận đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Ngoài các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp (công chức, viên chức…)
5. Lên kế hoạch mở shop quần áo chi tiết trước khi mở shop quần áo nam
Nhiều nhà kinh doanh hiện nay có thói quen “làm đến đâu tính đến đó”, nhất là các nhà kinh doanh mới bắt đầu. Đây là một sai lầm phổ biến mà các nhà kinh doanh nên tránh khi mở shop quần áo bất kể nam hay nữ. Để quá trình kinh doanh mở shop quần áo hiệu quả thì những gì bạn cần chuẩn bị trước tiên phải kể đến là một bản kế hoạch cụ thể. Mức độ thành công của shop quần áo của bạn sẽ tương xứng với mức độ chi tiết của bản kế hoạch này.
Hãy cụ thể hóa những gì bạn cần làm và nên làm lại bằng chữ một cách đầy đủ nhất, đừng chỉ “lên kế hoạch trong đầu”. Nếu như bạn chỉ nghĩ mà không viết ra thì khả năng thất bại của bạn sẽ rất cao.
6. Kinh nghiệm các nhà kinh doanh cần có khi mở shop quần áo nam
Dưới đây là một số kinh nghiệm cơ bản mà nhà kinh doanh cần có khi mở shop quần áo nói chung và quần áo thời trang nam nói riêng:
- Kinh nghiệm tìm nguồn hàng
- Sự đồng bộ nhất quán của shop
- Cập nhật xu hướng thời trang nam hiện tại
- Kinh nghiệm trong quản lý nhân viên
- Tương tác với khách hàng
- Kinh nghiệm trong việc thực hiện marketing
- Kinh nghiệm giám sát hoạt động kinh doanh
>> Xem thêm bài viết: Cách kinh doanh quần áo online hiệu quả – 7 bước THÀNH CÔNG
Như vậy, nội dung trên đây đã giải đáp phần nào thắc mắc của việc mở shop quần áo nam cần những gì. Mong rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã quan tâm và chúc bạn kinh doanh thành công nhé!