Giỗ tổ ngành may (12/12 âm lịch) | Ý nghĩa, văn khấn, lễ vật

Giỗ tổ ngành may là được xem là một nét truyền thống trong nền văn hóa lâu đời của những người làm nghề thời trang may mặc. Tuy nhiên, với những người mới bước những đôi chân chập chững vào ngành này, ngày giỗ tổ nghề may có lẽ còn xa lạ. Vì vậy, hãy cùng Xưởng may Huy Sơ Mi điểm qua những điều mà bạn cần biết về ngày giỗ tổ ngày nào.

Giỗ tổ ngành may và tất cả những thông tin cần biết
Giỗ tổ ngành may và tất cả những thông tin cần biết

1. Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ nghề may

Ngành may từ lâu được xem là ngành truyền thống của nước ta. Vì thế, ngày giỗ Tổ nghề may cũng trở nên đặc biệt. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của ngày giỗ tổ nghề may là như thế nào. Hãy theo chân chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

1.1. Nguồn gốc

Tổ nghề may được xác định là bà Nguyễn Thị Sen – Tứ Phi Hoàng Hậu. Dựa theo truyền thuyết, Bà Nguyễn Thị Sen sinh ra và lớn lên ở trấn Sơn Tây. Bà không chỉ giỏi giang về việc nhà mà còn cả việc trồng dâu, dệt vải, may mặc nữa.

Bà cùng nghề may luôn gắn bó với làng Trạch Xá và đã trở thành ngành nghề truyền thống của làng. Làng Trạch Xá nổi tiếng với nghề may áo dài, áo lễ hội và cung đình. Làng nghề này hội tụ nhiều thợ may tài hoa, với đôi bàn tay khéo léo đã làm nên những chiếc áo dài truyền thống Việt Nam đẹp nổi tiếng trong và ngoài nước.

tổ nghề may là ai? Nguyễn Thị Sen
Nguyễn Thị Sen – Tổ ngành may

1.2. Lịch sử ra đời

Quá trình ra đời của Giỗ tổ nghề may diễn ra khi bà Nguyễn Thị Sen xây dựng ngành may mặc trở thành một trong những ngành quan trọng của kinh tế nước ta lúc bấy giờ. Nhân duyên đã đưa bà (hay còn được gọi là Tổ nghề may sau này) gặp gỡ Vua Đinh Tiên Hoàng. Khi vua Đinh Tiên Hoàng về thị trấn Sơn Tây để kén chọn hiền tài giúp vua lo việc nước, bà đã có cơ hội gặp gỡ người. Sau đó bà được sắc phong là Tứ Phi Hoàng Hậu. Đảm nhận vị trí quản bộ May trang phục cho Hoàng Triều.

Nhờ khéo léo và tài năng trong nghề may mặc, bà đã giúp đỡ các cung phi để tạo nên những bộ trang phục vừa trang trọng, lại vừa tiện lợi cho cả triều nghi. Biết được tài năng vượt trội của bà, sau khi vào cung, vua đã truyền khắp nhân gian dâng vải lụa đến cho Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen. Nhờ đó, bà đã ngày một phát triển ngành may mặc trở thành một ngành quan trọng trong cung vua.

Đến khi vua Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, bà quay trở lại nơi được sinh ra – làng Trạch Xá. Với tâm thế quyết không để cho nghề may mai một, bà đã truyền dạy lại kinh nghiệm may mặc, thêu thùa cho người dân trong làng. Từ đó, làng Trạch Xá trở thành làng nghề truyền thống. Sau đó, nghề may được bà tiếp tục phát triển và được lưu truyền lại từ đời này cho đến khác.

Bà mất vào ngày 12 tháng Chạp. Để tưởng nhớ công lao to lớn của bà trong việc gây dựng ngành may mặc, người dân ở quê hương bà đã lập nên đền thờ và suy tôn bà là vị Đức Thánh Tổ của nghề may hay còn được gọi là Tổ ngành may. Và ngày 12/12 âm lịch được chọn là ngày giỗ Tổ ngành dệt may tại Việt Nam.

1.3. Ý nghĩa ngày giỗ Tổ nghề may

Ý nghĩa ngày giỗ tổ nghề may
Ý nghĩa ngày giỗ tổ nghề may

Không chỉ là ngày truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, ngày Giỗ Tổ ngành dệt may còn là một ngày để các thế hệ sau thể hiện sự tôn trọng, biết ơn người sáng lập ra nghề may. Giỗ Tổ nghề may được tổ chức hàng năm với mục đích nhớ vị tổ nghề đã có công tạo ra nghề may và mở mang kiến thức nghề cho người dân.

Đồng thời cầu mong Tổ nghề may phù hộ làm ăn được suôn sẻ, buôn may bán đắt, tránh mọi sự rủi ro, phát đạt và gặp nhiều may mắn. Sau khi công việc có kết quả, người làm nghề may sẽ làm lễ tạ ơn.

Đây cũng là dịp ý nghĩa trong năm để người trong ngành may có dịp tụ hội lại với nhau, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm quý báu trong ngành ( nghề), đồng thời  tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và giúp đỡ nhau trong công việc.

2. Cúng Tổ ngành may đúng cách

“Có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Vì vậy, người dân ta rất tin vào việc thờ cúng và việc thờ cúng cũng giúp con người ta an tâm hơn vì luôn có suy nghĩ sẽ có người bảo vệ, che chở cho mình. Vậy làm thế nào để làm lễ cúng giỗ tổ ngành may đúng cách hay mâm cúng giỗ tổ nghề may gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé:

2.1. Chuẩn bị lễ vật, mâm cúng giỗ tổ ngành may

Lễ vật, mâm cúng giỗ tổ ngành may
Lễ vật, mâm cúng giỗ tổ ngành thợ may

Một mâm cúng giỗ tổ ngành may đầy đủ gồm:

  • 5 loại trái cây cúng tổ nghề may
  • Hoa Cúc Kim Cương
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo hủ, Muối hủ, Trà pha sẵn,
  • Rượu nếp
  • Nước chai
  • Trầu cau
  • Giấy cúng Giỗ tổ ngành may
  • Xôi
  • Gà luộc
  • Heo quay con
  • Bánh bao, Bánh hỏi, Bánh chưng/bánh tét, Chả lụa…

Khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, chủ nhà may hay người thợ chính ăn mặc chỉnh tề (áo dài hay âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề may mặc và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát đạt. Lễ cúng xong, thợ thầy cùng vui hưởng, chuyện trò, trao đổi công việc.

2.2. Văn khấn, bài cúng tổ nghề may

Văn khấn, bài cúng tổ nghề may là một phần quan trọng trong ngày Giỗ Tổ ngành may mà bạn không thể nào bỏ qua. Dưới đây là bài khấn mẫu bạn có thể tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …….

Ngụ tại……….

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……..

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề May.

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề May thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

2.3. Lưu ý cần biết khi cúng Tổ thợ may

Việc thờ cùng đối với quan niệm của người Việt Nam Từ lâu đã rất quan trọng. Chính vì thế trong khi cúng Giỗ tổ nghề may cũng cần lưu ý đến những điều sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ đồ cúng giỗ tổ ngành may.
  • Cúng bái tổ đúng với bài cúng ngày giỗ tổ ngành may.
  • Quần áo khi cúng bái yêu cầu sự trang nghiêm, lịch sự.
  • Phải thành tâm và hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp.
Lưu ý khi cúng Tổ nghề may
Lưu ý khi cúng Tổ nghề may

3. Một số câu hỏi thường gặp về giỗ tổ nghề may

Việc giỗ tổ nghề may là một việc làm hết sức linh thiêng. Chính vì thế những người thực hiện công việc này luôn luôn rất cẩn trọng. Mọi người có rất nhiều thắc mắc về ngày giỗ tổ nghề may. Dưới đây là giải đáp của Huy Sơ Mi về những câu hỏi hay được hỏi nhất.

3.1. Ngày giỗ tổ ngành may là ngày mấy?

Như bên trên Huy Sơ Mi đã chia sẻ thì ngày 12/12 âm lịch hằng năm là ngày giỗ tổ nghề may. Vào ngày này thì mọi người làm trong lĩnh vực may mặc, vải vóc. Họ sẽ làm những mâm cơm để cúng tổ nghề. Với những loại thực phẩm tốt nhất để dâng lên bề trên. Họ mong muốn sẽ có được tổ nghề phù hộ trong việc làm ăn cũng như nhớ ơn bà. Như vậy là câu hỏi giỗ tổ nghề may là ngày nào đã được chúng tôi giải đáp rồi nhé.

Giỗ tổ ngày trọng đại tại các xưởng may nói chung và xưởng may Huy Sơ Mi nói riêng. Nếu có nhu cầu về may gia công và đồng phục vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất hoàn toàn miễn phí qua:
– Hotline: 0943 30 31 39

– Địa chỉ xưởng may:

Cơ sở 1: 145/21 Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở 2: 174 Đường Tân Xuân 2, Tổ 2, Ấp Chánh 1, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

– Website: https://huysomi.com/

3.2. 5 loại trái cây cúng tổ nghề may

Mâm cúng tổ nghề may rất quan trọng, nhưng bên cạnh đó thì chúng ta nên có thêm những hoa quả khác trên mâm cúng giỗ tổ nghề may. Sau đây là 5 gợi ý từ chúng tôi:

  • Quả đu đủ
  • Quả dưa hấu
  • Quả nho
  • Quả phật thủ
  • Quả dừa

Đây đều là những loại quả quen thuộc và thường xuyên được sử dụng trong những mâm cúng giỗ tổ nghề may. Các loại quả đều bao hàm những ý nghĩa khác nhau nhưng đều hướng đến một sự đủ đầy, no ấm.

Mâm quả, trái cây cúng tổ nghề thợ may
Mâm quả, trái cây cúng tổ nghề thợ may

3.3. Ông tổ ngành may là ai?

Ông tổ ngành may hay ông tổ nghề may là ai? Nhưng tất cả những tên gọi đó đều bị nhầm lẫn, thay vào đó gọi đúng sẽ là “bà tổ nghề may” bởi người tạo nên thành công cho nghề may tại Việt Nam xa xưa là một người phụ nữ, với cái tên Nguyễn Thị Sen.

Nhưng do tập quán truyền miệng của dân gian chính vì thế tạo nên sự nhầm lẫn này. Tuy nhiên dù cách gọi có như thế nào. Chắc chắn nếu chúng ta là một người làm vải chân chính thì chắc chắn sẽ có được thành công.

Tham khảo thêm bài viết khác:

Giỗ tổ nghề may được xem như là một ngày lễ lớn đối với những người làm trong lĩnh vực vải vóc của chúng tôi. Chính vì thế, với những chia sẻ từ bài viết trên của chúng tôi. Mong rằng chúng ta hiểu thêm về nghề may mặc cũng như con người của những người thợ may. Cũng như bạn đã có thêm thông tin về hình tượng bà tổ ngành may.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *