Ngày nay, Vải Modal ứng dụng nhiều tạo ra các sản phẩm trong cuộc sống như: chăn ga, tất vớ, quần áo và Modal trở thành chất liệu không thể thiếu trong nền công nghiệp may mặc. Vậy vải Modal là gì? Tại sao phải sử dụng vải Modal? Hãy cùng Xưởng May Thời Trang Huy Sơ Mi khám phá những điều thú vị xung quanh chất liệu này nha.
1. Vải Modal là vải gì?
Vải Modal là loại chất liệu tơ sợi nhân tạo với thành phần chính từ gỗ của cây sồi. Nguồn gốc loại cây này có đặc trưng tự chống lại sâu bọ, côn trùng tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn nên loại vải này không chỉ an toàn sức khỏe người tiêu dùng mà còn thân thiện với môi trường. Chính vì thế, chất liệu vải Modal được ứng dụng nhiều trong sản xuất thời trang ngày nay.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Vào những năm 1930, cây sồi được phát hiện và khai thác nhiều ở Bắc Âu- nơi có rừng sồi lớn nhất thế giới.
Đến năm 1960, chất liệu Modal từ nguyên liệu tự nhiên này được sử dụng nhiều hơn trong đời sống, sản xuất như may mặc, nội thất,..
Ngày nay, khi nền công nghệ dệt sợi phát triển giúp chất liệu vải Modal càng thêm đặc tính vượt trội và trở nên loại vải phổ biến trong giới thiết kế thời trang.
2. Đặc điểm của chất liệu Modal
Với những đặc điểm nổi bật chất liệu vải Modal không còn là chất liệu xa lạ trong đời sống khi được dùng để tạo ra các sản phẩm như: quần áo, quần lót, chăn gối,..
- Mềm mại: vải Modal mang đến cảm giác mềm-mịn đáng kinh ngạc, và thường được sử dụng cho ga trải giường, đồ ngủ và áo lót
- Thấm hút: chất liệu Modal thấm hút hơn 50% so với cotton; kết cấu từ các vi hạt giúp vải hấp thụ nước hoặc mồ hôi tốt mà chúng tiếp xúc.
- Bền chặt: với thành phần chính là Cellulose tạo chất liệu Modal với cấu trúc bền chặt cho nên loại vải này được sử dụng thường xuyên cho hàng may mặc và đồ gia dụng.
- Thân thiện với môi trường: Chất liệu Modal được làm từ thực vật tái sinh và có ít hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất hơn so với các loại vải khác.
3. Quy trình sản xuất vải Modal
- Bước 1: Thu hoạch cây Sồi: Bắt đầu bằng việc thu hoạch cây để biến thành cellulose.
- Bước 2: Chiết xuất cellulose: chia nhỏ thành vỏ vụn và tinh chế để chiết xuất thành phần cellulose bằng nhiệt.
- Bước 3: Chuyển hóa sang bùn: Dưới tác động của nhiệt độ cao tạo tác động phá vỡ cellulose chuyển từ lỏng sang bùn để thực hiện quá trình kéo sợi.
- Bước 4: Chuyển hóa sang sợi: Tất cả số lượng bùn thu được sẽ cho vào khuôn tiến hành quá trình kéo sợi.
- Bước 5: Tạo sợi: Làm sạch, thực hiện tẩy trắng ép qua máy quay để tạo sợi.
- Bước 6: Xử lý sợi: Những sợi này sau đó được xử lý làm cho sợi mềm.
- Bước 7: Hoàn thiện sợi: Sợi sau khi xử lý xong sẽ được dệt thành vải sợi.
4. Ưu nhược điểm của chất liệu vải modal
Bạn có biết: Tại sao chất liệu vải Modal đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong ngành thời trang? Hãy cùng Xưởng May Thời Trang Huy Sơ Mi khám phá những ưu và nhược điểm của chất liệu này có những tính năng vượt trội hơn các chất liệu khác.
4.1 Ưu điểm của Chất liệu vải modal
- Thành phần từ gỗ thiên nhiên, giúp vải Modal tự phân hủy sau quá trình sử dụng mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.
- Vải Modal có chất liệu mềm mịn, khả năng lên màu tốt hơn các loại vải: Cotton, Polyester,…
- Sợi modal có độ bền và dai của sợi tổng hợp, độ bền tốt hơn sợi cotton nguyên chất và bông polyester giảm hiện tượng đứt đầu sợi trong quá trình gia công.
- Khả năng hút ẩm của sợi modal cao hơn 50% so với sợi bông nên vải sợi modal có thể giữ khô và thông thoáng. Hiện nay chất liệu này được sản xuất thành quần áo, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và chất liệu vải ôm sát cho con người.
- So với sợi bông, sợi vải modal có độ ổn định về hình dạng và kích thước tốt, giúp vải có khả năng chống nhăn tự nhiên và chống ủi, mang đến cảm giác thoải mái và tự tin khi mặc
4.2 Nhược điểm của Chất liệu vải modal
- Hiện tượng xổ lông thường xuất hiện sau quá trình sử dụng modal một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hình thức và kiểu dáng của vải. Chính vì thế, Modal sẽ kết hợp với một số chất liệu khác tăng cường sự đàn hồi.
- Chi phí dệt của modal đắt hơn, đắt hơn cotton nguyên chất, vì vậy chúng ta nên mua theo tình hình của mỗi cá nhân.
5. Phân biệt vải Modal và Tencel
Điều chứa thành phần gỗ tự nhiên, cả hai loại vải này có những đặc tính giống nhau. Tencel không phải là tên vải và được sản xuất từ loại vải có tên gọi là lyocell.
Cùng Huy Sơ Mi xem qua những điểm khác biệt giữa Modal và Tencel dưới đây:
Modal | Tencel | |
Độ bền | Bền hơn với một số loại khác | Không bền bằng Modal |
Khả năng phân hủy | Có | Có |
Đồ mềm mịn | Mềm mịn hơn Tencel | Có nhưng không bằng Modal |
Thoáng khí | Có | Có |
Hấp thụ | Có | Có |
Độ co giãn | Có | Không |
Giá | Không đắt bằng Tencel | Hơi đắt |
6. Ứng dụng của vải modal
Chất liệu vải Modal được sử dụng phổ biến nhất để thay thế cho lụa hoặc cotton. Đồng thời, Modal rất phổ biến trong khăn quàng cổ và quần áo, thay thế cho một số chất liệu khác như sau:
- Thay thế cho lụa hoặc bông: Modal kết hợp các chất liệu lụa, bông,.. tạo ra khăn choàng, các loại khăn và các sản phẩm tương tự thay thế chất liệu hoàn toàn từ tơ tằm.
- Quần áo thể thao: Với khả năng thấm mồ hôi tốt, cùng với độ bền và thời gian sử dụng lâu dài, độ mềm mịn khi sử dụng. Chính vì thế, vải Modal được ưa chuộng ứng dụng tạo ra nhiều loại quần áo.
- Đối với hàng dệt gia dụng: Do kết cấu mềm mượt, vải Modal là lựa chọn phổ biến cho các dạng hàng dệt gia dụng khác như ga trải giường, tất, vớ,…
Xưởng may gia công áo thun, xưởng may gia công áo sơ mi Huy Sơ Mi luôn mang đến sự hài lòng tuyệt đối đến khách hàng bởi dịch vụ chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng cung cấp đa dạng chất liệu theo yêu cầu của khách hàng.
7. Vệ sinh và bảo quản chất liệu vải modal
- Không nên giặt khô, nên ngâm nước khi giặt. Lưu ý, thời gian ngâm không quá 15 phút vì thời gian lâu sẽ làm cho chất bẩn từ nước xâm nhập ngược vào vải.
- Có thể giặt bằng máy giặt, nên cho vào túi giặt đồ. Tuy nhiên, vẫn khuyến khích giặt vải Modal bằng tay để giảm sự ma sát giữa các mặt vải.
- Không sử dụng chất làm mềm vải. Nên chọn loại bột giặt có tính kiềm thấp sẽ giúp chất vải Modal giữ bền màu và lâu hơn.
- Không vắt vải Modal để tránh biến dạng quá mức. Sau khi giặt xong nên gấp gọn để ráo nước.
8. Vải modal mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Vải Modal ngày càng dễ tìm kiếm trên thị trường. Nếu ở TP. Hồ Chí Minh bạn có thể ra các chợ, sạp vải để có nhiều lựa chọn. Mức giá bán lẻ vải Modal ở mức 180.000-200.000 VNĐ/mét.
Tìm hiểu về các loại vải phổ biến khác trong sản xuất thời trang:
- Vải cotton: Khái niệm và cách nhận biết chất liệu thun cotton 100%
- Vải polyester: Ứng dụng và đặc điểm nổi bật!
- Vải Kaki là gì? Các loại chất liệu Kaki có ưu nhược điểm gì
- Vải kate là vải gì | Ưu nhược điểm, các loại chất liệu vải kate
- Vải CVC là gì | Chất liệu CVC có mát không và cách NHẬN BIẾT
Huy Sơ Mi mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về chất liệu vải Modal là gì và những ứng dụng chất liệu này trong cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết!