Vải CVC là loại vải được ưa chuộng và sử dụng rất phổ biến trong ngày may mặc thời trang, may đồng phục, và sản xuất các đồ dùng trong gia đình, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn,…Vậy vải CVC là gì? Chất liệu vải này có những đặc điểm ưu việt gì mà được sử dụng rộng rãi như vậy? Mời mọi người cùng Xưởng may gia công Huy Sơ Mi tìm hiểu chi tiết hơn về vải CVC qua bài viết này nhé!
1. Vải CVC là gì?
Vải CVC (Chief Value of Cotton – Xơ bông giá trị cao) là vải sợi tổng hợp được dệt từ 2 nguyên liệu chính là sợi bông (cotton) từ thiên nhiên và sợi polyester từ nhân tạo. Trong đó, sợi bông chiếm nhiều hơn 50% tỉ lệ, đa phần sợi bông chiếm 60% hoặc 65% trong vải CVC.
Người ta phân biệt % trong vải CVC thông qua tên gọi của nó: Vải CVC 60/40 và vải CVC 65/35.
- Vải CVC 60/40 là loại vải được dệt từ 2 thành phần chính là cotton và polyester theo tỉ lệ 60:40. Kiểu dệt được áp dụng để tạo ra vải CVC 60/40 là kiểu dệt vân điểm 1/1, chéo 2/1 hoặc chéo 2/2. Mật độ dệt của vải theo chiều dọc khoảng 40-150 sợi, mật độ dệt theo chiều ngang khoảng 26 -110 sợi.
- Vải CVC 65/35 là loại vải được dệt thành từ sợi tự nhiên và sợi nhân tạo với tỷ lệ 65% cotton: 35% polyester. Vải CVC có giá thành rẻ hơn vải cotton 100% nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng gần giống như vải cotton 100%, chính vì thế vải CVC 65/35 được thay thế cho vải cotton 100% rất tốt.
2. Ưu và nhược điểm của vải thun CVC
2.1. Ưu điểm của chất liệu vải CVC
- Sợi vải mềm mại, co giãn tốt: Có lợi thế với nhiều thành phần cotton, % sợi bông chiếm đến hơn 50% nên vải CVC có tính mềm mại, mịn màng tựa như bông và co giãn tốt.
- Thoải mái và thoáng mát: Thừa kế ưu điểm của sợi cotton nên vải CVC có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ và thoáng mát cho người mặc.
- Có độ bền cực tốt: Có sự pha trộn thêm các sợi nhân tạo polyester nên vải CVC được thừa kế ưu điểm về độ bền của vải, giữ được form của áo được lâu hơn.
- Chống co rút vải và ít bị nhăn: Sợi vải polyester có khả năng chống co rút rất tốt và sẽ làm cho vải không bị nhăn khi giặt. Thừa hưởng tính năng này của sợi polyester nên vải CVC không bị co rút và ít nhăn hơn các loại vải cotton 100%/
- Kháng khuẩn, chống nấm mốc và bụi bẩn: những ưu điểm này vải CVC cũng được thừa hưởng từ sợi vải polyester.
- Đa dạng các hoa văn: Vải CVC rất dễ dệt chính vì thế cho ra các thành phẩm đa dạng các loại hoa văn như họa tiết kẻ caro, kẻ sọc, kẻ ngang với màu sắc phong phú.
- Bền màu: vải CVC được nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính, chính vì thế nên cho ra thành phẩm vải CVC có độ bền màu rất cao, khó bạc màu, sử dụng được lâu.
- CVC thân thiện với môi trường: Thành phần sợi bông tự nhiên chiếm đa số vì vậy vải CVC không gây kích ứng với da.
2.2. Nhược điểm của chất vải CVC
- Giá thành cao: vì có thành phần cotton cao nên chất vải CVC có giá thành tương đối cao hơn và cao cấp hơn so với các loại vải khác.
- Không mát bằng vải 100% cotton: Do có thành phần sợi nhân tạo nên vải CVC sẽ hơi nóng hơn so với vải có sợ bông hoàn toàn.
- Vải bị xù lông nhẹ: Sau một thời gian sử dụng, sợi bông sẽ bị xù lên hình thành các lớp lông bám nhẹ trên về mặt vải.
- Vải co giãn quá mức: do có độ co giãn tốt, co giãn 4 chiều nên vải khi xài lâu sẽ có tình trạng chảy xệ, mất thẩm mỹ.
- Vải bị nổ những lỗ nhỏ trên bề mặt: vì được dệt với mật độ thấp nên trên bề mặt vải rất dễ bị lỗ nhỏ trên bề mặt.
- Phơi lâu khô: Vải CVC có độ dày tương đối nên thường nặng và gây khó khăn trong việc giặt giũ, phơi lâu khô hơn các loại vải thun lạnh, thun mè.
3. Ứng dụng vải sợi CVC trong may mặc
Bởi những đặc tính ưu việc của vải sợi CVC kể trên, vải CVC thường được ứng dụng trong việc sản xuất các vật dụng trong gia đình, trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn hoặc trong ngành may mặc.
Trong ngành may mặc:
- Vải CVC thường được các xưởng may áo thun may đồng phục cho công ty, đồng phục cao cấp cho các quán ăn, quán cafe hoặc cho nhân viên giao hàng, nhân viên văn phòng.
- Vải CVC có tính ứng dụng cao trong các trang phục hằng ngày, thường được các loại quần áo từ phù hợp cho các mùa xuân, hạ, thu đông.
- Vải CVC cũng được dùng để may áo sơ mi, áo thun cổ tròn, áo thun cổ trụ, áo thun cổ lãnh tụ, đầm váy, các trang phục thể thao…
Tong ngành sản xuất vật dụng:
- Vải CVC được sản xuất một số vật dụng trong gia đình như khăn tắm, vỏ gối, chăn, ga, khăn choàng.. .
- Ngoài ra, vải CVC còn được sản xuất một số vật dụng cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, trường học như: khăn ăn, chăn, ga, vỏ gối, khăn lau chén, khăn trải bàn, rèm cửa, khăn trải thảm….
4. Cách nhận biết vải CVC
Chất liệu vải CVC có tỉ lệ cấu thành từ 60% – 65 % sợi bông tự nhiên cotton và 35% – 40% sợi nhân tạo Polyester với ưu điểm là có độ thoáng mát cao, form vải đẹp hơn các loại vải cotton 100%, và cách nhận biết vải CVC được thực hiện như sau:
- Bước 1: Cắt một vải nhỏ CVC, lựa chọn miếng vải thật khô và không dính lẫn tạp chất khác.
- Bước 2: Sử dụng quẹt lửa và đốt miếng vải.
- Bước 3: Nhận biết vải CVC bằng cách quan sát cách cháy của miếng vải. Khi cháy vải CVC sẽ có mùi nhựa và bắt lửa rất là nhanh.
- Bước 4: Nhúng vải vào nước, nếu miếng vải thấm nước nhanh thì đích thị đó là vải CVC.
- Bước 5: Vò miếng vải thật kỹ, nếu vải ít bị nhàu thì đó chính là vải CVC.
- Bước 6: Vải CVC sẽ hội tụ đủ dấu hiệu sau: bắt lửa rất nhanh, có mùi nhựa khi đốt, thấm nước khá nhanh và ít bị nhàu.
5. So sánh vải TC và vải CVC
Vải TC và CVC hai loại vải này khá giống nhau, chúng có quy trình dệt không hề khác chính vì thế rất khó để phân biệt 2 loại vải này. Chúng ta dựa vào đặc tính và thành phần chính của sợi tạo nên hai loại vải này để có được những so sánh sau đây:
VẢI CVC |
VẢI TC |
|
|
6. Giá vải CVC hiện nay là bao nhiêu?
Giá vải CVC, giá vải cotton 65/35 nói chung và giá vải của các loại vải khác nói riêng đều có sự chênh lệch nhất định giữa các nhà bán vải, không thể tìm được mức giá chung nhất. Vải CVC có nhiều loại khác nhau ứng với những màu sắc, mẫu mã, kiểu in khác nhau, tùy theo từng loại mà giá vải CVC cũng có sự chênh lệch không nhỏ.
Hiện giá vải CVC với trọng lượng 2m7-3m, khổ 1m68 – 1m8 trên thị trường dao động trong khoảng từ 88.000vnđ đến 130.000vnđ/kg. Trong đó, những vải CVC có màu đậm sẽ có giá cao hơn tầm khoảng 104.000vnđ/kg đến 130.000vnđ/kg, màu nhạt và màu trắng có giả rẻ hơn chỉ tầm khoảng 88.000vnđ đến 97.000vnđ/kg.
Ngoài ra giá thành của vài còn dựa vào độ co giãn 4 chiều hay 2 chiều của vải. (Tìm hiểu thêm: vải cotton 4 chiều là gì và khác gì với vải cotton 2 chiều)
Nhằm đảm bảo cả về chất lượng, số lượng lẫn giá cả bạn có thể lựa chọn nguồn hàng tại các cơ sở may gia công uy tín.
Hy vọng, với những thông tin chia sẻ về vải CVC là gì trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chất vải trước khi lựa chọn vải nào để may đồng phục. Xưởng may đồng phục Huy Sơ Mi tự tin luôn là đơn vị may gia công đồng phục đúng chất vải chất lượng, đúng giá cho tất cả các khách hàng. Bạn có thể liên hệ Xưởng may Huy Sơ Mi qua Hotline/Zalo: 0943 303 139.