Mỗi một sản phẩm thời trang chất lượng, chuẩn chỉ thì lai áo là thao tác không thể bỏ qua. Vậy lai áo là gì mà góp vai trò quan trọng như vậy? Hãy cùng Huy Sơ Mi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
1. Lai áo là gì?
Lai áo là thao tác may cuốn phần viền áo vào phía trong, có vai trò tạo cho form áo cứng cáp hơn, chuẩn dáng khi diện. May lai áo chắc chắn góp phần nâng cao tính thẩm mỹ cho trang phục; thoải mái diện tham gia mọi hoạt động mà không cần lo lắng đến vấn đề vải bị cuốn lại hay giãn ra. Đây là một chi tiết quan trọng nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng trong quá trình shopping.
2. Tác dụng của việc lên lai áo
Lên lai áo thun đúng chuẩn liệu sẽ mang lại tác dụng gì?
- Thay đổi được độ dài của trang phục: là phương pháp đơn giản thường được áp dụng với những chiếc áo có chiều dài hơi quá khổ. Ngày nay nhu cầu mua sắm trực tuyến hay số lượng lớn ngày càng tăng, vấn đề này gặp càng nhiều. May lai áo sẽ là vị “cứu tinh” giúp bạn chỉnh lại về mức phù hợp nhất mà vẫn giữ nguyên được form áo gốc.
- Giúp chắc đường chỉ phần viền áo, hạn chế tối đa bung chỉ.
- Hỗ trợ trang phục thêm phần cứng cáp hơn: đường cuốn may lai áo tạo nên được hiệu ứng tốt giúp cho trang phục cứng cáp, chuẩn dáng.
- Nâng tầm sản phẩm, nâng cao tính thẩm mỹ, mang lại cảm giác dễ chịu, yên tâm cho người diện.
3. Xác định độ rộng lai tương ứng từng loại áo
Căn chỉnh, xác định được độ rộng lai áo là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất cần thực hiện. Chọn được độ rộng của vòng lai áo là gì sau đó đánh dấu vị trí cần lên lai, thông thường độ rộng lai tầm khoảng 2 inch. Tuy nhiên sẽ có một vài sự khác nhau giữa các mẫu áo khác nhau.
- Đối với lai áo dành cho các mẫu trang phục có đường cong nhiều như váy áo; độ rộng lai có sự khác nhau ở phía trước và phía sau. Ví dụ lai trước ngắn, còn phía sau dài ra cần may lai cuốn để thu hẹp được độ rộng lai.
- May lai áo,váy mỏng: với các mẫu trang phục mỏng được thiết kế từ vải lụa, voan, silk, satin,… trong quá trình may lai áo cần chú ý chừa khoảng ½ inch để lên lai sẽ không bị ảnh hưởng đến form dáng, đem lại cảm giác mềm mại, hài hòa hơn.
- Với tất cả những mẫu váy suông, áo suông lên lai chủ yếu có độ rộng 2 inch giúp đem lại hiệu quả tốt hơn khi mặc.
Một lưu ý nhỏ dành cho chị em, dù lên lai áo ở bất kỳ trang phục nào thì vắt ở mặt trái là nguyên tắc cần thiết để không bị lộ đường chỉ ziczac bên ngoài.
4. Cách may lai áo thun ngay tại nhà
4.1. Xác định vị trí cần lên lai
Bước đầu tiên cần thử mặc áo vào và từ đó vạch ra được đường lên lai là gì. Cùng một trang phục tùy theo kích thước của mỗi người mà xác định đường lai áo phù hợp. Có thể dùng phấn hoặc bút chuyên dụng để đánh dấu vị trí cần lên lai và tiếp theo sẽ lộn ngược áo lại.
4.2. Gấp viền áo lên 1cm tạo nếp
Để đảm bảo khi may xong áo không quá ngắn so với mức mong muốn ban đầu, thông thường khi xác định vị trí lai cần chú ý cắt hụt lại 1cm để làm phần viền áo. Ví dụ, với một chiếc áo sau khi mặc thử, bạn muốn cắt bỏ đi 3cm, tuy nhiên lúc đánh dấu xác định lai áo thì chỉ cần chừa 2cm và 1cm còn lại sẽ là phần nếp áo ở dưới. Sau đó sẽ dùng kéo cắt theo đường kẻ đã xác định.
Gấp viền lai áo lên 1cm theo chiều hướng tới mặt trong của trang phục. Kết quả của thao tác này là đã có được chiều dài chính xác của trang phục phù hợp với bạn.
4.3. Dùng bàn ủi để tạo nếp
Thao tác tiếp theo của may lai áo là cần dùng bàn là ủi phân viền áo, việc này sẽ tạo nên đường viền đẹp, phẳng và cố định được viền. Tuy nhiên cần chú ý đến chế độ nhiệt của bàn là, điều chỉnh sao cho thích hợp nhất với chất liệu của trang phục.
- Đối với trang phục có chất liệu là vải tổng hợp như polyamide , viscose, acrylic, polyester; sợi tơ tằm: dùng bàn ủi với mức nhiệt 1.
- Với vải len sẽ dùng ở mức nhiệt 2.
- Vải bông và cotton sẽ điều chỉnh bàn là về mức nhiệt 3.
4.4. Tiến hành may viền
Sau khi đã hoàn thiện được việc tạo nếp lai áo sẽ tiến hành may viền. Một lưu ý trước khi may bạn nên cố định lai áo bằng ghim chuyên dùng cho may mặc như vậy hỗ trợ cho thao tác may viền dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Có nhiều cách may lai áo thun phù hợp với từng chất liệu vải, từng vấn đề của trang phục khác nhau. Để phần viền áo thêm phần chắc chắn, thẩm mỹ hơn có thể tiến hành may thêm một đường cạnh với phần viền vừa may xong.
4.5. Kiểm tra, cắt chỉ thừa và ủi phẳng áo
Trong quá trình may viền áo, sẽ có một vài chỉ thừa lộ ra cần chú ý kiểm tra lại và cắt gọn bằng kéo để sản phẩm hoàn thiện được đẹp mắt và gọn gàng hơn. Dùng bàn là bật về mức nhiệt phù hợp và ủi phẳng phiu trước khi mặc thử.
Chỉ với một số thao tác đơn giản bạn đã có thể lên lai áo thun hoàn thiện, đem lại thành quả là một chiếc áo ưng ý với chiều dài phù hợp nhất.
5. Lưu ý khi lên lai áo
Giữ nguyên dáng áo là một vấn đề quan trọng khi lên lai áo. Sau đâu là một số lưu ý nhỏ bạn cần chú ý trong quá trình thực hiện nhé:
- Để giữ chiếc áo có được dáng chuẩn ban đầu nên chừa ra tầm khoảng 2 inch lên lai áo thun.
- Với kiểu dáng váy xòe, nếu vẫn giữ nguyên đường lai là 2 inch không đem lại hiệu quả như mong muốn ngược lại còn làm mất đi dáng váy. Bởi khi đó vải sẽ bị dồn lại ở lai áo, làm mất tính thẩm mỹ, lệch lạc so với dáng váy nguyên bản. Do vậy chỉ cần chừa ½ inch sẽ là phù hợp nhất cho mẫu này.
- Một số trang phục được tạo ra từ chất liệu vải dệt với cấu trúc đặc biệt không cần lên đường lai. Còn với những loại vải sợi càng thưa thì may lai áo sẽ dễ vào nếp và dễ dàng hơn.
Hy vọng những thông tin về lai áo cũng như cách may đúng chuẩn mà Huy Sơ Mi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với các bạn. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hãy liên hệ ngay với Huy Sơ Mi để được giải đáp nhé. Cảm ơn các bạn đã luôn yêu thương, tin tưởng và đồng hành cùng Huy Sơ Mi.
Một số bài viết liên quan:
- Lai quần là gì? Cách lên lai quần đẹp đơn giản ngay tại nhà
- Các Loại Đường May Cơ Bản Trong May Mặc Phổ Biến Nhất
- Cạp quần là gì? Phân biệt cạp quần, lưng quần & đũng quần