Cách xử lý vải lụa bị rút sợi, bị co giãn hiệu quả nhất

Quần áo thường sẽ bị rút sợi, làm mất thẩm mỹ và gây khó chịu cho người mặc. Khi vải bị rút sợi có thể là do chất liệu vải kém hoặc do người mặc không biết cách bảo quản quần áo, đặc biệt là vải lụa. Sau đây hãy cùng Huy Sơ Mi tìm hiểu cách xử lý vải lụa bị rút sợi đơn giản và hiệu quả nhất nhé!.

cách xử lý vải lụa bị rút sợi
Cách xử lý vải lụa bị rút sợi, bị co giãn hiệu quả nhất

1. Nguyên nhân khiến vải lụa bị rút sợi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho vải quần áo của bạn bị co rút sợi, nhưng sau đây sẽ là hai nguyên nhân thường được bắt gặp nhất bao gồm:

  • Giặt quần áo bằng máy giặt được làm từ chất liệu mềm mỏng: tốc độ quay của máy giặt rất mạnh nên khi giặt sẽ làm cho quần áo có những sợi mỏng bị co rút lại. Không những vậy mà trong quá trình giặt nếu vải có sự va chạm ngẫu nhiên vào vật nhọn thì vải lụa sẽ bị co rút sợi và thậm chí là có thể rách.
  • Nhiều người khi giặt quần áo bằng giặt máy có chế độ sấy thì luồn nhiệt độ khi sấy đó quá cao sẽ làm cho những sợi vải trên quần áo bị tác động và biến dạng. Có thể dễ dàng nhìn thấy rằng, những loại quần áo được may từ những sợi polymer dày đặc và nằm gần nhau từ đó đã tạo nên một sự liên kết giữa các sợi, khi giặt sẽ nhìn thấy được các nếp nhăn xuất hiện đó chính là lý do mà các chuỗi polymer đã bị phá vỡ. Chính vì vậy, nếu muốn giặt quần áo ở nhiệt độ quá cao và có sự kết hợp cùng với lực quay của máy giặt, cần phải được chú ý kỹ càng nếu không quần áo sẽ dễ bị nhăn nheo và co rút lại.
nguyên nhân khiến vải lụa bị rút sợi
nguyên nhân khiến vải lụa bị rút sợi

Tìm hiểu về: Vải lụa là gì? Đặc điểm, phân loại lụa được sử dụng phổ biến

2. Cách xử lý vải lụa bị rút sợi nhanh chóng

Khi vải đang có trường hợp bị rút sợi thì quần áo thường sẽ có hiện tượng co lại, nhăn nhúm, nhàu và cực kỳ kém thẩm mỹ. Tuy nhiên, đừng vội mà lo lắng nếu có trường hợp như thế mà hãy thực hiện ngay những cách xử lý khi vải lụa bị rút sợi dưới đây để có thể cứu vãn được tình thế một cách tốt nhất.

  • Bước 1: Chuẩn bị nước ấm

Hãy chuẩn bị một chậu nước vừa đủ để ngâm quần áo đã bị co rút vải, khoảng 1lit nước cho một mẫu áo. Chú ý nhiệt độ lượng nước đó không được qua mức 30 độ C để luôn đảm bảo rằng vải không bị co rút và hư hỏng. Nếu lấy nước lạnh để ngâm áo thì sẽ không thể làm cho quần áo bị co rút có thể giãn, thế nên nước ấm sẽ luôn là sự lựa chọn tối ưu hàng đầu.

chuẩn bị nước ấm
chuẩn bị nước ấm
  • Bước 2: Sử dụng nước xả vải

Cho một lượng nước xả vải vừa đủ hoặc dầu gội dành cho trẻ em vào trong thau nước ấm rồi khuấy đều lên để chúng hòa tan. Tùy thuộc vào lượng nước mà chúng ta đã bổ sung thêm vào lượng nước xả vải hay dầu gội có tỉ lệ là 15ml dầu xả cùng với 1 lít nước. Và nên nhớ, hãy chọn loại nước xả hay dầu gội có tính nhẹ dịu, bởi vì nó có khả năng làm mềm vải mà không gây ảnh hưởng được đến chất vải.

sử dụng nước xả vải
sử dụng nước xả vải
  • Bước 3: Ngâm áo trong dung dịch

Ngâm áo vào ngay khi dung dịch nước còn ấm để có thể đảm bảo rằng việc giãn nở để lấy lại form dáng áo dễ dàng hơn. Ngâm quần áo trong khoảng 30 phút và có thể thay lượng nước ấm khác khi thấy nước đã có dấu hiệu trở lạnh đi. Có thể đảo nhẹ tay hoặc giũ sơ áo trước để mau lấy lại được hình dáng cụ thể ban đầu.

ngâm quần áo trong dung dịch
ngâm quần áo trong dung dịch
  • Bước 4: Vắt nước quần áo

Sau khi đã từ khoảng 30 phút ngâm áo, bạn có thể lấy áo ra và cuộn tròn, bóp vắt thật nhẹ nhàng để áo khô nước. Lúc này, nếu sợi vải vẫn chưa có dấu hiệu giãn ra chúng ta sẽ tiếp tục ngâm lại áo và thực hiện lại công đoạn vắt nước. Đến khi nào vải áo đã có thể lấy lại được dáng ban đầu thì chúng ta sẽ xả lại với nước sạch và chú ý những thao tác vắt bóp phải thật nhẹ nhàng để không làm co xoắn và  nhăn áo.

vắt khô quần áo
vắt khô quần áo
  • Bước 5: Phơi áo

Đây cũng được xem là một bước thực hiện khá quan trọng để cách xử lý vải bị co rút trở nên hoàn thiện mỹ mãn hơn. Các loại quần áo khi đã bị co rút thường sẽ có chất liệu mềm mại, dễ nhăn và khá nhạy cảm từ những tác động bên ngoài. Vì vậy, sau khi đã làm giãn áo hãy vắt hết nước rồi đặt mặt áo lên một chiếc khăn khô.

Nếu chất vải mỏng và dễ khô thì có thể để cho áo khô tự nhiên, còn nếu áo có chất liệu dày hơn thì có thể đem áo phơi dưới những nơi râm mát. Phơi áo theo dạng nằm ngang và tránh ánh nắng từ mặt trời chiếu trực tiếp vào.

cách khắc phục vải bị rút chỉ
cách khắc phục vải bị rút chỉ

Đây là những cách xử lý khi vải bị rút sợi hiệu quả nhất, đã được rất nhiều người áp dụng thử và thành công.

3. Hướng dẫn cách hạn chế vải lụa bị xước, bị rút sợi

Để quần áo của bạn hạn chế được tình trạng vải bị xước, bị rút sợi, bạn có thể tham khảo một số cách phòng tránh sau đây:

  • Bạn nên đọc kỹ những thông tin trên mác của quần áo để biết cách bảo quản tốt hơn, quan trọng là khi giặt và sấy quần áo…
  • Lưu ý đối với những loại quần áo được giặt máy, giặt tay, loại có chất vải dễ nhăn và co rút.
  • Không được sử dụng chế độ sấy, vắt khô trên máy giặt với những loại vải như: cotton, lụa. len… Điều này sẽ giúp quần áo của bạn giữ form và hạn chế tình trạng biến dạng.
hướng dẫn cách hạn chế làm vải bị xước
hướng dẫn cách hạn chế làm vải bị xước

Hy vọng bài viết trên mà Xưởng gia công quần áo Huy Sơ Mi chia sẻ đã giúp bạn hiểu biết thêm về nguyên nhân khiến vải bị co rút cũng như cách xử lý vải lụa bị rút sợi hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *