Áo sơ mi là những món thời trang luôn luôn đồng hành cùng các bạn nam trong mọi dịp, từ những buổi đi làm, đi chơi cùng bạn bè, hẹn hò, trong các buổi tiệc sang trọng. Trong khi việc tìm mua các loại áo sơ mi nam may sẵn có thể khiến người mặc không vừa lòng. Do đó nhiều bạn trẻ đã không ngừng tìm kiếm công thức cách may áo sơ mi nam đẹp và đơn giản nhất.
Để may được chiếc áo sơ mi đơn giản đến công đoạn thiết kế phức tạp cần yêu cầu người may có kinh nghiệm thì các bạn có thể học theo các công thức của Huy Sơ Mi được chia sẻ trong bài viết phía dưới đây, cùng chúng tôi theo dõi nhé!
1. Các ký hiệu và số đo cần lấy khi may áo sơ mi nam
Các ký hiệu và những số đo ví dụ cần lấy khi may áo sơ mi nam:
Tên | Ký hiệu. | Số đo (cm) |
Dài áo | Da | 75 cm |
Vòng cổ | Vc | 38 cm |
Dài eo sau | Des | 43 cm |
Vòng ngực | Vn | 87 cm |
Rộng vai | Rv | 48 cm |
Cử động ngực | Cđ | 11 cm |
Xuôi vai | Xv | 7 cm |
Cử động nách | Cđn | 9 cm |
Dài tay | Dt | 60 cm |
2. Các bước may áo sơ mi nam đơn giản nhất
Chúng ta đều biết rằng nhu cầu may mặc là cần thiết của mỗi người trong cuộc sống hiện nay. Đối với nam giới áo sơ mi đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay, áo sơ mi dễ dàng ứng dụng cho các trường hợp như làm việc công sở, dạy học, đi chơi, hẹn hò, tham gia hội nghị,… Trước xu thế thời trang luôn được cải tiến mỗi ngày với vô vàn các quy trình may đa dạng. Sau đây Huy Sơ Mi sẽ cung cấp đến mọi người một số quy trình may áo sơ mi nam gồm các bước như:
2.1. Lấy và xác định số đo
Lấy và xác định số đo khách hàng để dễ dàng bắt đầu thiết kế áo sơ mi nam theo kích thước sẽ có: đo độ dài của áo, độ dài tay, đo bắp tay, đo phần bụng, thân sau, vòng ngực, độ rộng vai, cử động ngực, cử động nách, vòng cổ, độ dài tay…Trong đo đều cần lưu ý nhất là về phần cử động ngực và cử động nách để có thể cử động và làm việc thoải mái.
2.2. Thiết kế mẫu theo số đo và cắt may.
Thân
Thân trước.
- Kẻ một đường gấp song song và cách mép vải 3,5cm. Tiếp đến là kẻ đường giao khuy // và cách đường nẹp áo 1,7cm.
- Đặt thân sau lên thân trước để đường gập sống lưng trùng với đường khuy giao.
- Sang các đường ngang nách, ngang eo, ngang gấu, gồm:
- Cắt một đường ngang nách tại C6C7.
- Cắt đường ngang eo ở D2D3.
- Cắt một đường ngang gấu tại E2E3.
- Riêng đường ngang A sang dấu thấp hơn 1,5 cm và cắt đường gập nẹp ở điểm A9.
Thân sau.
Trước tiên, bạn cần gấp vải theo chiều dọc, để mặt phải vải vào nằm trong. Tiếp đến, bạn tạo thành các điểm tọa độ như sau:
- Dài áo(Da) bằng AE: Sđ.
- AB: bản cầu vai áo(Bcv) – AC
- Hạ nách sau(Hns) bằng 1/4 Rv + Cđn.
- AD : Des : Sđ ( được tính theo công thức : 60% Da + 2cm)
Vòng nách
- BB1 = 1/2 Rv + 2,5cm.
- CC1 = 1/4 VN + Cđ.
- CC2 = Rb là 1/2 Rv + 1cm.
- B1B2 : Giảm xuôi vai thân áo là 1.5cm.
- Lấy C2C3 bằng 1/3C2B2. tiếp đến nối C1, C3 và C2 với C4 sao cho C1C4 = C4C3 đồng thời C4C5 = 1/4C4C2.
- Nối vòng nách của áo qua các điểm như: B2, C3, C5, C1 theo một đường cong đều.
- Lấy BB3 = 1/3 Rộng chân cầu vai (BB1).
- Tiếp tục vẽ một đường chân cầu vai qua các điểm sau: B, B3, B2.
- Lấy B2B4 = 1/6 Rv và B4B5 = Rộng ly = 3cm.
- Lấy B6 = B4B5. Sau đó, qua B6 dựng một đường thẳng vuông góc với BB1. Và qua B4 dựng 1 đường thẳng b vuông góc với BB1.
- Từ B5 kẻ đường thẳng song song BB1 cắt b tại B7. Tiếp theo, bạn nối B2B7 kéo dài cắt a tại A1 và nối B5A1. Cuối cùng là vẽ lại chân cầu vai của áo qua các điểm B, B3, B5, a1, B7, B2.
Phần cầu vai
Bạn gấp tấm vải theo chiều ngang để mặt phải vải vào bên trong, còn mặt trái ra bên ngoài. Sau đó xác định các công đoạn sau:
- AB là Bản cầu vai, AA1 Là Rộng ngang cổ (Rnc).
- A1A2: Mẹo cổ.
- Vẽ đường A1A3, A3A nói với A3A2
- Vẽ A4A2 : A4A3 .Nối với A1A4
- Vẽ đường A4A5 : 1/3 A4A1
- Tiếp theo, vạch vòng cổ qua các điểm như A, A3, A5, A2. Và từ A2 kẻ một đường thẳng A2A6 song song với BB1.
- BB8 : 1/2 Số đo rộng vai : 23cm. Qua B8 dựng một đường thẳng song song với AB cắt đường A2A6 ở A7.
- A7A8 (Hạ xuôi vai) bằng số đo xuôi vai – (1 đến 1,5 ) = 4,5 cm.
- Dựng A8A8 bằng 1cm và nối vai con A2A8. Vạch đường nách phần cầu vai từ điểm A8 tới A8.
Vòng cổ
- A9A10 (Rnc) : 1/6 (Vc) cộng 2 = 8,1cm.
- A9A12 : A10A11 (Hạ sâu cổ) bằng 1/6 (Vc) cộng 0,5
- Nối A10A12 với A13A10 và A13A12. Nối A11 với A13.
- Trên đường A11A13 lấy A13A14 bằng ⅓ A11A13.
- Vạch vòng cổ từ A12 đến A14 đến A10 theo vòng cong đều
- Kẻ một đường hạ xuống vai // A9A10 = Xv.
- A10A15 (vai con TT) bằng Vai con TS (A2A1) – (0 tới 0.6).
Sườn áo
Để vẽ sườn áo sơ mi nam, bạn cần xác định được những điểm và các đoạn sau:
- DD1 bằng Rộng ngang eo thân áo sau (Rnets) : Rnnts (CC1) – 1cm.
- EE1 bằng Rộng ngang gấu thân áo sau(Rngts) : Rnnts (CC1).
- Tiến hành vạch một đường sườn đi qua từ C1 => D1 => E1.
- Vẽ đuôi tôm E1E1 : 5cm đến 7cm
- Lấy E2 sao cho EE2 = 1/2 EE1, tiếp theo là nối E2E1 lại với nhau. Bên cạnh đó, ta chia E1E2 thành 4 đoạn bằng nhau, từ đó ta được các điểm sau E4, E3, E5.
Tay áo
Gấp dọc tấm vải để phần phải của áo vào bên trong, xác định các đoạn sau:
- AC (Dài tay) : Sđ Dt – Rộng một bác tay.
- AB (Hạ mang tay) : 1/10 Vn : 8.5cm.
- Từ điểm A, B, C kẻ các đường ngang sao cho vuông góc vào trong.
Xác định đầu tay áo sơ mi nam ta làm các bước như sau:
- AB1: 1/2 (TT + TT) – 0.6 : 28cm
- Chia đường AB1 thành 3 đoạn (AA1 = A1A2 = A2B1).
- Vẽ đầu tay mang áo sau từ các điểm A, A2, B1 theo một làn cong đều
- Vẽ đầu tay mang áo trước sẽ hụt hơn đầu tay mang áo sau là 1cm ( tại điểm giữa đầu tay mang áo sau theo một làn cong đều).
Xác định bụng tay áo sơ mi gồm các bước như:
- CC1 (Rộng cửa tay áo) : 3/4 BB1(Rộng bắp tay).
- Nối bụng tay thành đoạn B1C1.
- CC2 : C2C1.
- Từ điểm C2 kẻ song song đường sống tay áo lấy từ C2C3 (Xẻ thép tay).
2.3. Vẽ đường may
Các chi tiết tại: vai, vòng nách, gấu áo, sườn áo, quanh túi ta cắt dư 1.5cm.
- Tại phần cổ và nách áo cắt dư 1cm.
- Bụng tay, đầu tay và cửa tay cắt dư 1.5cm.
- Miệng túi cắt dư 3.5cm.
- Gấu áo cắt dư 1-1.5cm (áo đuôi tôm).
Mời bạn tham khảo thêm về: [Hướng dẫn] Cách may áo dài truyền thống nét đẹp người Việt
2.4. Phần cổ, bác tay và thép tay áo
Cổ áo
Để xác định phần chân cổ áo, bạn cần gập ngang miếng vải để mặt phải vào bên trong, xác định những đoạn:
- AB = 1/2 Dài chân cổ = 1/2 Chu vi vòng cổ áo.
- Từ B lấy vào C 2,6cm.
- AD = 1/2 Vòng cổ áo ở thân sau.
- Từ AB dựng một đường thẳng vuông góc lên phía trên. Với AA1 là 0,5cm.
- A1A2 = Bản to của chân cổ là 3cm và BB1 = 2,5cm.
- Vạch một đường công mã cổ áo sơ mi đến A1, D, B1. Xác định B1B2 là 1,7cm.
- Nối A2B2 cắt một đường C kéo dài tại C1 và nối B1C1, đồng thời làm tròn đầu cổ từ B1C1A2.
Để xác định bản cổ của áo ta cần thực hiện như sau:
- A2A3 là 2cm.
- A3A4 là 4cm.
- Từ A4 kẻ đường vuông góc cắt ngang B tại B3.
- Nối C1B3 kéo dài bằng cạnh vát cổ áo C1B4 = 6,5cm
- Đánh công hoàn chỉnh cổ áo sơ mi từ A4B4, từ A3 C1.
Măng séc
Gập đôi miếng vải theo chiều ngang để hai mặt phải của vải úp vào nhau.
- Dựng đoạn AB = 5 hoặc 6,5cm.
- Dựng đoạn thẳng AA1 = BB1 = 11,5 hoặc 12,5cm.
- Dựng đường B1B2 = B1B3 = 2,5cm và Nối B2B3.
- Lấy B4 là trung điểm của đoạn B2B3.
- Dựng đường B4B5 = 1/3 B4B1 (Hoặc có thể B4B5 = ½ của đoạn B4B1).
- Vẽ hoàn chỉnh măng séc ta nối các điểm như B,B2,B5,B3,B1
Thép tay áo.
- Độ rộng tay tương đương 2-2.5cm
- Độ dài thường tầm 17cm khi cắt điểm chặn rơi vào từ 3-3.5cm, phần đuôi còn lại tầm 14cm để làm nứt
- Đầu nhọn từ 1-1.5cm.
Bài viết trên chính là những thông tin cần thiết mà Xưởng may Huy Sơ Mi muốn chia sẻ đến bạn về cách may áo sơ mi nam. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ bổ ích với bạn. Đừng quên theo dõi trang web của Huy Sơ Mi để cập nhật được nhiều thông tin giá trị nhé và Huy Sơ Mi của chúng tôi có nhận đặt may áo sơ mi nam theo yêu cầu của khách hàng với số lượng lớn, nếu bạn có nhu cầu đặt may hay cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây nhé:
Thông tin liên hệ đến Công Ty TNHH Thương Mại Sản Xuất May Khang Huy
- Địa chỉ văn phòng: 145/21 Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
- Địa chỉ 2: 174 Đường Tân Xuân 2, Tổ 2, Ấp Chánh 1, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0943 303 139
- Đặt may: 0943303139 hoặc 0906325775
- Website: https://huysomi.com