Vải không dệt ngày càng sử dụng nhiều hơn trong đời sống bởi tính thân thiện và tiện lợi của nó. Thế nhưng vải không dệt là gì? Có những ưu nhược điểm ra sao? Và vì sao chúng ngày càng được ưa chuộng và phổ biến như vậy? Những thông tin hữu ích từ Huy Sơ Mi dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời trên.
1. Vải không dệt là gì
Vải không dệt trong tiếng anh gọi là “Nonwoven”, loại vải được sử dụng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh,.. Theo như tên gọi, loại vải này không được tạo ra bằng phương pháp dệt kim hay dệt thoi thông thường mà được hình thành từ các tấm có cấu trúc dạng lưới hoặc dạng tấm.
Chúng liên kết với nhau bằng các hạt Polypropylene (nhựa tổng hợp) sau đó tổng hợp thành sợi tơ theo phương pháp cơ học hoặc nhiệt học. Các sợi tơ này được đem đi đục màng, sử dụng các chất hóa học hoặc máy cơ khí để liên kết các sợi với nhau tạo thành những tấm vải nhẹ và xốp.
2. Đặc tính của chất liệu vải không dệt
2.1 Thân thiện với người và môi trường
Ưu điểm nổi bật của loại vải không dệt là cực kì thân thiện với môi trường, có thể tự động phân hủy trong tự nhiên mà không gây bất cứ loại chất thải độc hại nào. . Thế nên, con người mới sử dụng các sản phẩm phổ biến từ vải này như là: khẩu trang, khăn ướt, tã lót băng vệ sinh,… bởi tính an toàn và thân thiện. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng các túi giấy, túi vải dùng để đi chợ, mua sắm thay thế túi nylon, điều này giúp giảm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.
2.2 Màu sắc chuẩn đồng nhất
Với những khách hàng đòi hỏi sản phẩm phải có sự sắc nét và đồng điệu về màu sắc thì vải không dệt luôn là sự lựa chọn sáng giá. Để có được những đặc tính này, tất cả đều nhờ thành phần chính là Polypropylene.
Ngoài ra, do không trải qua quá trình dệt và nhuộm thông thường, nên có được sự sắc nét và đồng quán nhất có thể. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này khi đặt chúng dưới ánh sáng mặt trời đầy đủ và quan sát.
2.3 Tiện lợi in ấn
Một điểm cộng của vải không dệt là khả năng cho phép in lên bề mặt của nó. Tuy nhiên, loại vải này lại có yêu cầu in ấn cao hơn về màu sắc, độ phủ, độ bền, độ phủ so với loại vải thông thường. Điều này giúp tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Ưu nhược điểm của vải không dệt
3.1 Ưu điểm của vải không dệt
Độ bền cao
Vải không dệt được hình thành từ các dung môi kết dính chặt và độ nén cao của máy móc mà vải không dệt có tính đàn hồi và chịu lực rất tốt. Do đó nó có thể chịu được một vật có tải trọng từ 3 – 10kg. Nhờ vậy người ta có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Giá thành phù hợp
Vải không dệt là một sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn tìm mua loại vải tiết kiệm chi phí nhưng phải đảm bảo về chất lượng. Và đặc biệt không thua kém các chất liệu khác có chung mục đích sử dụng như giấy, vải dệt hay vải bạt.
3.2 Nhược điểm của vải không dệt
Bên cạnh đó vải không dệt vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Khó khăn trong bảo quản do chất liệu này rất dễ biến đổi khi gặp nước. Tuổi thọ của vải không được cao vì đặc tính thấm hút tốt và dễ dàng bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Ngoài ra loại vải rất dễ bắt lửa bởi được tạo nên từ sức nén của nhiệt độ cao.
4. Các loại vải không dệt phổ biến nhất hiện nay
4.1 Vải không dệt Spunlace
Vải không dệt Spunlace được sử dụng trực tiếp các miếng polyme. Nhờ tác động của khí hoặc cơ học các filament hoặc các xơ ngắn tạo thành một mạng lưới sợi to. Sau đó là quá trình kéo sợi, đâm kim hoặc cán nóng, và khâu cuối cùng là hình thành nên sản phẩm vải không dệt spunlace. Loại vải này nổi tiếng với những công dụng tuyệt vời như dùng làm vải không dệt y tế, khẩu trang, khăn ướt, vải lọc, giấy vệ sinh,..
4.2 Vải không dệt PP
Vải không dệt PP có tên tiếng Anh là Polyme polypropylen. Chất liệu có nguồn gốc từ nhựa Polypropylen nhiệt dẻo. Trong ngành may mặc, loại nhựa này dùng để làm vải không dệt hoặc được kéo thành sợi từ đó để có thể dệt thoi, dệt trơn, giúp tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành dệt may.
Bên cạnh đó, loại nhựa này được sử dụng khá phổ biến trong các ngành công nghiệp như bao bì, sản xuất các loại hàng tiêu dùng, đặc biệt đây là loại vải chính dùng để sản xuất khẩu trang y tế.
4.3 Vải không dệt xăm kim
Vải không dệt xăm kim có tên tiếng Anh là needle punched nonwoven fabric. Được biết đến là loại vải sản xuất dưới hình thức cắt khổ, dạng cuộn hoặc tấm lớn. Quy trình sản xuất khá phức tạp khi nhờ đến công cụ, thiết bị máy móc tiên tiến. Các ứng dụng phổ biến của loại vải này có thể kể đến như làm vải lót thảm, sofa vải lót giày dép và làm một số đồ nội thất tiện dụng khác cho ô tô. Do được sản xuất từ nguyên liệu chủ yếu là Polyester nên mang một số những đặc tính nổi bật từ loại vải này.
4.4 Vải không dệt SMS
Vải không dệt SMS là ký tự viết tắt từ ba thành phần là Spunbond + Meltblown + Spunbond Nonwovens. Loại vải được tạo nên từ hợp chất của spunbond và phun tan chảy. Với những ưu điểm như: độ bền theo chiều dọc và chiều ngang cao, hiệu suất lọc tốt, chất liệu mềm mại, thoáng khí, có tính kháng khuẩn tốt, không có chất kết dính, độc hại,.. Do đó nó phù hợp để sử dụng cho các sản phẩm trong ngành y tế như áo choàng phẫu thuật, quần áo bảo hộ, quần áo rửa tay,..
Tìm hiểu các chất liệu vải khác:
5. Ứng dụng của chất liệu vải không dệt
5.1. Ứng dụng của vải không dệt trong may mặc
Nhờ vào đặc tính dẻo dai và khả năng in ấn tốt nên vải không dệt được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc, đặc biệt là may túi vải. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những túi vải không dệt như: túi quà tặng, túi sử dụng siêu thị, túi quảng cáo cho sự kiện công ty. Ngoài ra còn có những sản phẩm thông dụng khác như: quần áo, trang phục biểu diễn nghệ thuật; khăn trải bàn, miếng lót mũ, lót giày, đế giày.
5.2. Ứng dụng của vải không dệt trong y tế
Vải không dệt được ưu tiên sử dụng hơn trong lĩnh vực y tế. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những sản phẩm may từ vải này trong bệnh viện như: áo phẫu thuật, áo cách ly dành cho bác sĩ, hoặc điển hình là khẩu trang chúng ta sử dụng hằng ngày.
5.3 Ứng dụng của vải không dệt trong hàng không
Nhờ vào đặc tính nhẹ, tiện dụng và khó cháy nên vải không dệt còn được sử dụng phổ biến trong ngành hàng không. Với các sản phẩm tiêu biểu như là: đồ nội thất máy bay, đồ dùng một lần cho khách. Nhờ các đặc điểm nổi bật mà vải không dệt ngày càng được phủ sóng nhiều hơn trong đời sống thường ngày.
5.4. Ứng dụng của vải không dệt trong nông nghiệp
Vì sản phẩm rất nhẹ nên dễ dàng sử dụng trong quá trình canh tác mà không mất thời gian và công sức. Điển hình là các loại vải không dệt được dùng làm bạt vải che chắn các loại cây trồng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các loài côn trùng, giúp bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh gây hại, giữ ẩm giúp hạt nảy mầm nhanh hơn,….
6. Cách bảo quản và vệ sinh chất liệu vải không dệt
Việc bảo quản và vệ sinh vải không dệt đúng cách và hiệu quả cần phải thực hiện những hướng dẫn mà Huy Sơ Mi khuyến khích bạn nên thực hiện theo:
- Túi vải được làm từ loại nhựa tổng hợp, do đó cần tránh ánh nắng trực tiếp tiếp xúc vào sản phẩm quá lâu. Điều này sẽ dễ ảnh hưởng đến chất lượng vải như mềm hơn, mỏng hơn trong quá trình sử dụng.
- Đối với loại túi vải khi sử dụng cần giữ túi luôn phẳng theo form dáng cố định, hạn chế gấp xếp nhiều quá quá. Vì sẽ làm túi có nhiều nếp gấp ảnh hưởng đến màu sắc bị vài màu cũng như làm mất đi giá trị của túi vải.
- Cần thường xuyên giặt sạch vải trong quá trình sử dụng để vải không bị vướng bẩn. Và khi giặc cần hạn chế tiếp xúc vải bằng bàn chải vì sẽ làm cho bề mặt vải dễ bị mỏng và nhanh sờn.
- Không nên sử dụng thuốc tẩy trong quá trình giặt vải vì làm thế vải không dệt sẽ nhanh phai màu và làm bề mặt vải mỏng hơn.
Mong rằng với những thông tin bổ ích trên, Huy Sơ Mi đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc vải không dệt là gì và vì sao chất liệu này lại được yêu thích trong lĩnh vực may mặc hiện nay. Cảm ơn bạn đã quan tâm nội dung bài viết!
Nếu bạn đang tìm xưởng may gia công quần áo theo mẫu… thì Huy Sơ Mi chính là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Với quy trình sản xuất hiện đại, cung cấp đa dạng loại vải nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.