Vải voan là chất liệu có nguồn gốc xuất xứ lâu đời. Tuy vậy, nhưng vẫn không có nghĩa rằng vải này là một chất liệu ít được sử dụng và lỗi thời. Mà ngược lại có thể nói rằng, cho đến ngày nay loại vải này vẫn chưa hề mất đi được sức thu hút có sẵn và đã dần trở nên hoàn thiện hơn để có thể trở thành một trong những chất liệu vải dẫn đầu trong ngành thời trang.
Vậy chất liệu vải này có những đặc điểm nổi bật gì mà lại mang một có sức hút như thế? Hãy cùng Huy Sơ Mi khám phá tất tần tật những thông tin về chúng nhé!
1. Chất liệu vải voan là vải như thế nào?
Vải voan là một loại sợi nhân tạo nhẹ, khá mỏng và trơn, ban đầu thì chất liệu voan chỉ được sản xuất hoàn toàn bằng lụa nhưng sau đó, nó đã được dệt lên bằng cotton theo những phương thức thủ công. Hễ nhắc đến vải voan người ta thường sẽ nghĩ ngay đến sự nữ tính, thượng lưu và thanh lịch bởi vì nó luôn mang lại một cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng và bay bổng cho người sở hữu.
2. Nguồn gốc, quy trình sản xuất vải voan
- Nguồn gốc
Vải voan có nguồn gốc xuất phát từ chữ “veli” trong ngôn ngữ Pháp. Ban đầu, chất liệu này sẽ được dệt lên hoàn toàn bằng từ sợi cotton và được sử dụng như một loại để may các rèm cửa và những chiếc khăn trùm của những bộ đồ cưới trong ngày trọng đại của cô dâu.
Sau đó một khoảng thời gian, thì nó đã được sử dụng rộng rãi hơn để may mặc trang phục, trở thành nguyên liệu chính để tạo ra những chiếc váy hay những bộ đầm xa hoa cho các quý cô thượng lưu, và những lớp vải từ chất liệu vải voan ở bên trong sẽ làm tăng độ bềnh bồng cho trang phục.
Và nó không chỉ dừng lại ở những voan đơn sắc, mà ngày nay vải voan được biến tấu để trở thành loại vải voan in hoa, voan bóng, dập họa tiết hoặc kết hợp với các chất liệu ren, lụa khác để có thể tùy thuộc theo ý đồ từ nhà sản xuất trang phục.
- Quy trình sản xuất
Vải voan sẽ được tạo ra bằng cách dệt những sợi ngang và sợi dọc với trọng lượng tương đương nhau để có thể tạo nên một loại vải với nhiều dạng lưới nhưng hiệu ứng lại rất mềm mỏng. Các sợi vải được xoắn nhẹ lại với nhau sẽ giúp cho việc dịch chuyển vải theo các hướng khác nhau dễ dàng hơn.
Sau khi đã được dệt thành tấm vải, người thợ dệt cần phải đặt lên trên một bề mặt trơn của vải để các đường khâu có thể dễ thực hiện hơn. Mảnh vải sau khi đã được kẹp giữa hai tấm giấy sẽ giúp cho việc cắt vải diễn ra suôn sẻ và sau đó tấm vải sẽ được tách thật cẩn trọng khỏi tấm giấy.
3. Đặc điểm chất liệu vải voan
Chất liệu vải voan có một độ đổ khá cao. Nhờ vào độ đổ đó mà tất cả các loại trang phục làm từ vải voan sẽ luôn giữ được nếp rũ xuống và không bị nhăn. Và chất liệu voan luôn có độ mỏng nhất định và độ mềm tự nhiên nên sẽ làm tăng thêm sự quyến rũ cho người mặc.
4. Ưu nhược điểm
4.1. Ưu điểm
- Không bị nhàu nhĩ
Với những loại vải khác trên thị trường, bạn luôn có nỗi sợ rằng chúng có thể sẽ bị nhăn khi ngồi và tạo ra nhiều nếp gấp nhiều lần, còn vải voan sinh ra để khắc phục được nhược điểm này. Những trang phục được sản xuất ra bằng vải voan sẽ không bị nhàu, nhăn nên có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc ủi đồ.
- Là loại thời trang có thể làm mát trong mùa hè
Với đặc điểm mỏng manh của mình, voan sẽ luôn cung cấp được một độ thoáng mát nhất định. Vì thế mà nó rất thích hợp để may ra những trang phục trong mùa hè cho hội chị em.
- Đa dạng màu sắc, kiểu dáng
Có thể nói rằng, vải voan là chất liệu có thể biến hóa đa dạng nhất trong các loại vải ngày nay. Bởi vì chất liệu này sẽ không bị ràng buộc vào tính chất bơi 1 kiểu dáng mà sẽ có thể sử dụng được để thiết kế rất kha khá nhiều loại trang phục như: váy dài váy ngắn, áo sơ mi, chân váy, rèm cửa, làm hoa,… Và màu sắc cũng rất đa dạng, bắt mắt tạo nên nhiều sự lựa chọn cho bạn.
- Tạo nên sự mềm mại, dịu dàng cho người mặc
Vốn dĩ vải đã có đặc tính mềm mại, nhẹ nhàng và bay bổng nên sẽ làm tôn lên được những nét đẹp cơ thể của người mặc khi diện lên người.
4.2. Nhược điểm
- Khá mỏng
Voan là một loại vải sử dụng bền nhưng thường sẽ có thể trọng tương đối nhẹ, nếu không có được những lớp lót bên trong thì có thể sẽ trở nên khá hở hang. Vải voan thông thường sẽ dễ bắt cháy nhanh.
- Dễ bám bụi
Nếu có những vết bẩn vô tình bám lên vải voan, bạn cần phải nhanh chóng xử lý hết sạch tất cả những vết bẩn nếu không muốn chúng bám vĩnh viễn vải.
- Khó để thiết kế
Vải voan có bề mặt trơn và có thể tạo nên nhiều thử thách khi cắt may. Thông thường sẽ cần phải có những người với kỹ thuật cắt may cao để tránh việc hư sản phẩm .
5. Các loại vải voan phổ biến
5.1. Vải voan lưới
Vải voan lưới được làm ra bởi cách dệt những sợi ngang qua kết hợp với đó là các sợi dọc với một trọng lượng cụ thể. Tạo nên một loại vải với đa dạng hình lưới cùng với sự mềm mịn có sẵn.
5.2. Vải voan chiffon
Voan Chiffon là một loại vải thoi dệt dạng bán lưới toát lên sự mỏng nhẹ và sang trọng, chất vải khá mỏng và nhẹ, được ứng dụng phổ biến trong đời sống ngày thường như: may chăn ga gối, đồ trang trí,…
5.3. Chất vải voan lụa
Vải voan lụa được sản xuất chủ yếu từ những sợi tơ lụa tự nhiên mang lại cảm giác mềm mại và cảm giác vô cùng sang trọng. Trước đây chất voan lụa chỉ được sử dụng ở giới thượng lưu, tuy nhiên ngày nay chất voan lụa được sử dụng phổ biến hơn đặc biệt trong may mặc thời trang.
5.4. Voan gân
Vải voan gân có đặc tính là chất mềm mịn, co giãn nhẹ, thường được dùng để may váy, đầm, áo dài, áo sơ mi, quần,… như một nét hoạ tiết nổi bật của trang phục.
5.5. Chất vải voan cát
Vải voan cát có độ dày nhất định hơn các loại vải khác một chút, và cũng sở hữu cho mình rất nhiều màu sắc bắt mắt và cùng với đó là sự mỏng, nhẹ cảm giác như lụa. Vải voan cát được sử dụng để làm phụ kiện trùm đầu cô dâu bởi sự bắt mắt và mòng nhẹ.
5.6. Vải voan đũi
Voan đũi là chất vải dùng để tạo ra những loại trang phục mộc mạc, mạng lại cho người mặc khí chất sang trọng nhưng không quá diêm dúa. Chất liệu voan đũi thường được thiết kế các mẫu trang phục dành riêng mùa hè bởi chất vải mềm mại, mát mẻ.
5.7. Vải voan nhung
Vải voan nhung là loại vải thường được dùng để làm phông hoặc may áo dài bởi đặc tính mỏng, nhẹ, đa sắc màu và nổi bật.
5.8. Vải voan giấy
Vải voan giấy bao gồm nhiều tính năng nổi bật như: sự mềm mại, mịn màng, bay bổng đã có thể giúp cho người dùng luôn cảm thấy thoải mái khi mặc. chính đặc tính chất vải dày dặn nên vải voan giấy được sử dụng may váy, đầm, áo mà không cần thêm lớp lót nào.
5.9. Vải voan kính
Vải voan kính là một trong những loại vải voan được dệt lên từ các sợi nhân tạo, bề mặt một lớp phủ óng ánh như kính, giúp nó càng trở nên độc đáo hơn. Với đặc tính mỏng, chất vải hơi cứng và có độ bóng loáng, nên vải voan kính được sử dụng may đầm, váy dự tiệc hoặc dạ hội vì toát lên nét sang trọng, thanh lịch.
5.10. Vải voan tơ
Vải voan tơ cũng chính là loại vải đã được hình thành từ những sợi nhân tạo. Mang đến cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, bay bổng, thoải mái cho người sở hữu khi diện lên người. Với đặc tính mềm mại, dễ chịu, thấm hút nhanh nên chất vải voan tơ thường được sử dụng thiết kế trang phục dành cho nữ giới.
6. Ứng dụng chất liệu vải voan trong đời sống
- Trong ngành nghề may mặc
Vải voan sẽ thích hợp để may ra các loại trang phục như: đầm và áo kiểu do điểm đặc trưng của chất liệu này là có độ mềm, nhẹ, mát và mỏng.
- Làm rèm cửa
Rèm được làm từ vải voan sẽ mang đến cho bạn một không gian thư giãn vô cùng tuyệt vời, không hề có sự khô cứng và sẽ khiến cho căn phòng trở nên sang trọng hơn.
- Làm hoa
Với đặc tính mềm mịn, nhẹ nhàng, vải voan sẽ rất thích hợp để làm ra những bông hoa có sự bắt mắt và sinh động.
7. Hướng dẫn vệ sinh, bảo quản vải voan
- Khi giặt
Khi giặt trước tiên phải xem lại trang phục có khuy hoặc khó không rồi hãy cởi ra trước khi giặt để tránh xảy ra tình trạng bị rách trong khi đang vận hành máy giặt.
Không nên đi giặt trang phục có chất liệu vải voan ngay và nên tránh việc ngâm đồ trong nước xà phòng.
Và ngoài ra, để hạn chế hết mức có thể khi gặp tình trạng phai màu trong quá trình giặt, hãy để sữa tắm hoặc dầu gội của bạn vào cùng với voan.
- Khi phơi
Hãy sử dụng loại móc treo có bọc vải hoặc bằng gỗ. Bởi vì móc nhựa có thể sẽ làm đổi màu trang phục của bạn, và cũng không nên tùy tiện sử dụng móc sắt vì nó có thể làm hư hại vải.
Đối với những trang phục có một mức độ co giãn, thì hãy phơi ngang đồ trên móc và lật mặt trái của trang phục lại khi phơi.
- Cất giữ
Sau khi đã được phơi khô, nên bảo quản loại đồ vải voan ở nơi thoáng mát, tránh những chỗ ẩm mốc và nên sử dụng thường xuyên vì nếu để quá lâu sẽ làm giảm đi chất lượng của vải.
8. Giá bán vải voan như thế nào?
Những loại vải voan thông dụng trên thị trường như: voan lưới, voan trơn sẽ có mức giá xấp xỉ từ 60.000 -150.000đ/m tùy thuộc chất lượng. Còn đối với các loại như: voan hoa, voan cát thì sẽ có mức giá cao hơn khoảng từ 200.000 – 300.000đ/m. Và đặc biệt loại vải voan lụa sẽ có mức giá khá cao so với những loại vải trên khoảng từ 500.000-1.000.000đ/m.
Mời bạn tìm hiểu thêm các chất liệu vải may mặc phổ biến nhất hiện nay:
9. Mua vải voan ở đâu tại TPHCM?
Hiện nay việc tìm kiếm địa điểm để mua vải voan rất dễ dàng, bạn chỉ cần đi đến các khu chợ bán vải hoặc những cửa hàng bán vải uy tín, tiệm may mặc, sửa chữa quần áo đều sẽ có bán chất liệu này và có thể sẽ rất phù hợp nhiều sở thích và sự lựa chọn của bạn.
Trên đây là tất cả những thông tin đã được Xưởng may Huy Sơ Mi tìm hiểu và tổng hợp lại về chất liệu vải voan. Mong rằng những thông tin này sẽ đem lại hữu ích giúp mọi người chọn lựa ra một số bộ trang phục ưng ý nhất.