Vải Umi là loại vải mang trong mình rất nhiều đặc điểm vượt trội mà ít người biết. Được chú trọng trong ngành công nghiệp may mặc vì đã sản xuất ra được những bộ quần áo mang lại sự thoáng mát, dễ chịu cho người mặc. Để mọi người có thể hiểu sâu về loại vải này nhất, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của xưởng may Huy Sơ Mi nhé.
1. Vải umi là gì?
Vải umi là chất liệu vải được dệt lên từ những sợi tự nhiên và nhân tạo có chiết xuất từ các loại gỗ, tre, nứa… Sợi vải của chất liệu umi là loại tơ sợi bán tổng hợp, chúng được kết dệt lên từ thành phần của bột gỗ và của các loại cây từ thiên nhiên.
Ngoài ra, Umi là việc kết hợp chung với một số loại hóa chất khác để tạo nên thành phần sợi dệt, từ đó có thể dễ dàng tạo nên một loại vải mang lại cảm giác vô cùng thoáng mát.
Và điều đặc biệt vô cùng của chất liệu vải này đó chính là sự co giãn tốt. Thực tế thì đã có kha khá nhà sản xuất đã kết hợp các chất cotton, spandex,… lại với nhau với mục đích nhằm mang lại khả năng thấm hút cao, mau khô.
2. Nguồn gốc và quá trình phát triển của chất liệu umi
- Nguồn gốc của chất liệu vải thun umi
Có thể nói đây chính là loại vải có nguồn gốc lịch sử lâu đời nhất trong các ngành công nghiệp may mặc thời trang. Ngay từ đầu của những năm 80, đã có rất nhiều nhà thiết kế thời trang đã lựa chọn loại vải này để thay thế cho những tấm vải tơ tằm có giá thành đắt.
Với ưu điểm làm nên sự nổi bật nhất của chất liệu này đó chính là về khả năng co giãn bốn chiều vô cùng linh hoạt. Luôn tạo cảm giác ôm body, tôn lên được vẻ đẹp của vóc dáng chủ sở hữu một cách hoàn hảo nhất, thêm vào đó là chất liệu này còn có đặc tính mềm mịn, thoáng mát mang lại những cảm giác thoải mái và dễ chịu, cũng như thân thiện với làn da của người sử dụng. Với kết cấu được dệt lên từ những sợi lông tự nhiên, giúp cho chúng trở nên tinh tế, bắt mắt, độc đáo và sang trọng hơn.
- Quy trình phát triển
Bước 1: Bắt đầu từ việc lấy những thành phần cây để nghiền nhỏ ra và trở thành bột gỗ, sau đó đem chúng đi phân rã trong những hóa chất hòa tan, để tạo ra một loại dung dịch thành phần bột gỗ có màu nâu.
Bước 2: Sau đó, sẽ làm sạch bột gỗ và tẩy trắng để chuẩn bị vào bước tạo sợi vải.
Bước 3: Lúc này thành phần bột gỗ sẽ được đem đi xử lý bằng Carbon Disulfide, hòa tan với natri Hidroxit để ra dung dịch visco.
Bước 4: Qua các bước sơ chế trên, dung dịch này sẽ được đem đi ép qua một loại máy nhân tạo sơ, nhờ vậy mà chất hóa học này sẽ được kéo ra thành sợi, từ đó dễ dàng dệt và đan thành loại vải umi.
Có thể bạn quan tâm:
3. Vải umi có những đặc điểm gì nổi bật?
3.1. Ưu điểm của vải Umi
- Khả năng hấp thụ nước tốt hơn bất kỳ loại vải nào khác
Vải umi là chất liệu vải không có khả năng hấp thụ nhiệt, cho nên sẽ không gây cảm giác nóng bức cho người mặc. Thêm vào đó là khả năng thấm hút nước cực kỳ tốt, khi thấm vào cũng sẽ rất dễ bay hơi, giúp cho món đồ của bạn trở nên nhanh khô hơn những vật liệu khác. Nhờ vậy mà ngay cả khi vào thời tiết nắng nóng, việc mặc quần áo được làm ra từ chất vải umi sẽ vô cùng thoáng mát, tạo cảm giác dễ chịu.
- Chất liệu vải nhẹ, mềm mại
Vải được dệt nên từ các sợi tơ thiên nhiên bán tổng hợp, nên chất liệu vải này có khả năng thoáng khí khá cao. Nhất là nhẹ, nên sẽ không có cảm giác dính vào cơ thể.
- Vải cực kỳ bền màu
Vải thun umi là một trong những loại vải có độ bền màu vượt trội hơn hẳn so với một số loại vải thông thường khác. Chính vì vậy mà bạn cũng không nên lo chúng bị bay màu hay bạc màu trong quá trình giặt giũ, hay là trong một khoảng thời gian sử dụng lâu dài.
3.2. Nhược điểm vải Umi
- Vải có nguồn gốc được làm từ bột gỗ nên khi vào những điều kiện có sự ẩm ướt thì vải rất dễ sinh nên sự ẩm mốc, đốm đen gây mất tính thẩm mỹ cho quần áo của bạn.
- Là chất liệu vải thường sẽ dễ bị nhăn. Khó có thể phục hồi.
- Không bền khi tiếp xúc với axit, kiềm và lửa.
- Dễ bị rách khi có sự tác động cơ học.
- Độ bền của vải khá thấp hơn so với những loại vải cotton, spandex.
4. Cách nhận biết chất liệu umi
Cũng giống như những chất liệu vải thông thường khác, nỉ umi cũng sẽ có những tính chất vật lý, hóa học riêng, mà bạn không cần phải lo là loại vải nào cũng có. Cụ thể như sau:
- Bề mặt của vải nhẹ nhàng, mềm mại, có độ co giãn hiệu quả.
- Có khả năng thấm hút nước khá tốt, đặc biệt khi bị ướt sẽ không bám vào cơ thể.
- Vải có độ rũ cao, bềnh bồng, nhẹ nhàng tựa như chất liệu vải lụa.
5. Ứng dụng của vải umi
Bởi sở hữu cho mình nhiều ưu điểm nên chất vải umi được ứng dụng nhiều trong may mặc và đời sống như:
- Trong may mặc: Vải umi được ứng dụng để sản xuất ra các loại mẫu mã áo thun, áo đồng phục cho công ty, gia đình và sinh viên… Bên cạnh đó, vải thun umi còn được nhiều nhà thiết kế lựa chọn để may: quần, váy, đầm, quần ôm sát…
- Ứng dụng vải umi trong đời sống: Vải umi cát hàn được sử dụng để may áo bọc chăn ga, vỏ gối, vỏ ghế sofa, may rèm cửa… trang trí nội thất trong nhà.
6. Kinh nghiệm chọn mua vải umi đúng chuẩn
Vải umi nhìn khá giống với vải lụa, bề mặt vải mềm mịn, tinh tế, không bị dính sát vào da khi mặc. Màu sắc của vải được nhuộm đều, khi giặt màu vải sẽ không bị phai và loang màu, vải umi còn có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Màu sắc vải hài hòa, thường là những tone màu sáng, tôn màu da của người mặc.
7. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản chất umi
Trong vải umi dạ có thành phần sợi tự nhiên, nếu bạn muốn phát huy được tác dụng của vải và kéo dài thời gian tuổi thọ thì bạn nên tham khảo những quy tắc bảo quản vải umi sau đây:
- Bạn nên dùng xà phòng có chất tẩy nhẹ, không được ngâm vải quá lâu.
- Trước khi giặt, nên phân loại quần áo ra, giặt vải tối màu và vải màu sáng riêng biệt, để tránh được tình trạng quần áo bị nhiễm màu.
- Bạn nên giặt vải bằng tay, hạn chế xoắn và vắt vải, để không làm vải bị hỏng kết cấu.
- Giặt quần áo vải umi với nước lạnh là tốt nhất.
- Sau khi giặt xong, bạn nên phơi quần áo vải umi với nhiệt độ mát mẻ, tránh phơi với ánh nắng gắt, để vải có độ bền lâu hơn.
- Khi ủi vải bạn nên chỉnh về mức trung bình, để tránh làm hỏng kết cấu của vải.
8. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về vải uni
8.1. Vải umi có co giãn không?
Chất vải thun umi sẽ bị giãn, vì thành phần của vải là các sợi bán tổng hợp, nên có độ đàn hồi kém. Nếu có tác động vật lý từ bên ngoài, vải umi chắc chắn sẽ bị giãn và rất khó để trở lại kết cấu vải như ban đâu. Vì thế, người ta thường sẽ thêm vào vải các hợp hợp chất hóa học có sợi spandex hoặc sợi cotton để tăng cường khả năng đàn hồi của vải umi.
8.2. Chất liệu vải umi có tốt không?
Vải umi là loại vải có khả năng hút ẩm cực tốt, không gây nóng bức cho người sử dụng. Do đó mà vải được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
8.3. Giá bán vải umi như thế nào?
Vải umi hiện nay được bán với mức giá dao động khoảng từ 130.000 – 150.000 đồng/1kg. Mức giá này sẽ còn thay đổi tùy thuộc vào những yếu tố như: số lượng mua, chất lượng vải, địa chỉ bán và màu sắc vải…Vì thế, bạn nên liên hệ đến địa chỉ bán vải để được báo giá chính xác hơn nhé!
Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên về vải umi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cần thiết để lựa chọn, phân biệt và cũng như biết cách bảo quản vải umi đúng cách. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn kỹ lưỡng hơn, hoặc có nhu cầu đặt may áo sơ mi, áo thun tại Xưởng may gia công quần áo cao cấp Huy Sơ Mi. Vui lòng liên hệ qua thông tin sau đây:
- Địa chỉ: 145/21 Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
- Địa chỉ 2: 174 Đường Tân Xuân 2, Tổ 2, Ấp Chánh 1, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0943 303 139
- Đặt may: 0943303139 hoặc 0906325775
- Email: [email protected]
- Website: https://huysomi.com