Vải organza dù được sản xuất ra từ lụa và sợi tổng hợp nhưng lại có những đặc điểm khác so với các loại vải thường được làm từ polyester và lụa. Là chất liệu vải khá phổ biến trong ngành may mặc thời trang, thuộc chất liệu vải có độ sang trọng, quý phái và đã được nhiều chuyên gia đánh giá tốt về chúng. Vậy vải Organza là gì? Có mấy loại vải? Được ứng dụng để làm gì trong đời sống?,… Hãy Cùng Huy Sơ Mi tìm hiểu những thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.
1. Vải organza là gì?
Vải Organza là loại vải tương đối khá mỏng, dệt trơn. Trước đây, chúng sẽ được dệt lên chủ yếu từ những loại vải Organza hiện đại từ những sợi tổng hợp như polyester hoặc nylon và lụa. Do đó, vải thường sẽ có phần cứng và thưa hơn và có thể nhìn thấy được xuyên thấu.
Về bản chất cơ bản, trong chất liệu này sẽ có khoảng 70% là tổng khối lượng sợi và 30% còn lại sẽ là chất keo. Tơ sống là loại vải khi chưa được qua quy trình xử lý, chúng vẫn sẽ còn giữ nguyên vẹn được chất keo tự nhiên. Điều này sẽ làm tăng thêm độ phồng và mỏng nhẹ như giấy. Bởi vì tính chất như thế mà loại vải này đã được rất nhiều nhà thiết kế sử dụng.
2. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển
Nguồn gốc
Theo như tìm hiểu, chất liệu vải Organza có sự xuất hiện lần đầu tiên là tại Bắc Mỹ. Chúng được sản xuất ra ở một công ty nổi tiếng chuyên về công việc sản xuất chất liệu lụa.
Quy trình sản xuất
Để có thể cho ra được một chất liệu vải có chất lượng tốt như vậy, nó đã phải trải qua những quy trình sản xuất đầy chuyên nghiệp, khoa học và cẩn thận nhất. Cụ thể là với những bước như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
- Trùng hợp chất liệu vải organza
Hai hợp chất đime ban đầu sẽ được phản ứng với nhau trong một môi trường có nhiệt độ từ 150 – 210 độ C. Sau khi phản ứng, kết quả cho ra sẽ là axit terephtalic tiếp xúc với monomer, khi được tăng nhiệt độ lên đến 280 độ C, sản phẩm sẽ được tạo thành chất vải organza. Sau đó vải sẽ được đem đi nấu chảy và ép tạo thành một mẫu vải nhất định.
- Làm khô chất vải organza
Các mẫu vải organza sẽ được đem đi làm lạnh cho đến khi có một mức độ khô và giòn vừa phải. Sau đó, sẽ sử dụng máy cát để tạo thành những sợi sánh mịn, luôn đảm bảo được độ bền của chất liệu.
- Kéo thành sợi vải
Sau khi đã tạo thành được những sợi có độ mịn, vải sẽ được nung trên nhiệt độ cao, khoảng từ 260 – 270 độ C. Sản phẩm được tạo thành có phần dung dịch hơi nhớt, ép qua bồn ép sợi. Những lỗ nhỏ có nhiều hình dạng từ: tam giác, ngũ giác, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,… Trong quá trình kéo sợi, có thể trộn thêm được nhiều loại hóa chất để bổ sung các tính năng chống tĩnh điện và làm cho việc nhuộm màu vải organza trở nên dễ dàng hơn.
- Kéo căng những sợi organza
Sợi vải organza đã qua quá trình kéo sợi, trở nên mềm mại hơn, được thay đổi cả chiều dài, chiều rộng lẫn đường kính.
- Cuộn sợi Organza
Sợi organza sau khi đã qua quá trình kéo căng sẽ có xu hướng cuộn lại thành những sợi lớn để chuyển sang bước dệt và tạo thành mẫu vải organza.
3. Nhận biết chất vải organza
Loại vải này sẽ có tính chất đặc trưng như: độ mỏng nhẹ, mịn màng, bền, độ co giãn khá kém và đơ. Dựa vào những phương pháp chế biến khác nhau, bạn sẽ có thể thấy có loại vải Organza mang bề mặt sáng bóng hoặc mờ. Ngoài ra, khả năng thấm hút nước còn chưa được tốt, dễ cháy do tính nhạy cảm với nhiệt độ cao.
4. Ưu nhược điểm chất liệu vải organza
Ưu điểm
- Vải có khả năng chống mài mòn cao, ít nhăn và không dễ bị rách.
- Vải không bị trường hợp biến dạng hay co lại khi sử dụng trong thời gian lâu.
- Có vẻ ngoài bắt mắt, nhẹ và sang trọng.
- Vải có một mức độ thoáng khí tốt, không gây bức bí.
- Vải có nhiều màu sắc, giúp cho bộ trang phục có thể thu hút được mọi ánh nhìn.
- Không bị co lại sau khi giặt giũ.
Nhược điểm
- Vải Organza thường sẽ có giá thành khá cao.
- Vải có thể bị nhìn xuyên thấu, nên khi may quần áo cần phải thêm một lớp vải lót phía bên trong.
- Vải khó cắt may và xử lý khó khi may mặc.
- Vải có tính giữ nhiệt thấp.
Tham khảo các chất liệu vải ứng dụng phổ biến trong may mặc, thời trang:
5. Ứng dụng vải organza trong đời sống
- Thường được dùng để may váy đầm dự tiệc, áo sơ mi,… Hoặc là làm rèm cửa vì ánh sáng có thể dễ chui vào.
- Được ứng dụng để là rèm màn ngủ có khả năng giúp tránh được những loại côn trùng.
- Ngoài ra, chúng còn được dùng để làm những món đồ handmade như: các loại bông tắm, miếng gói hoa, bao bì trang trí, hoa vải
6. Phân loại chất liệu organza
6.1. Vải organza lụa
Vải organza lụa có mặt vải mềm mại, sáng bóng, mỏng, nhẹ, hơi đơ, không nhăn hay nhàu nên khi lên form dáng sẽ siêu chuẩn. Phù hợp để may các loại áo dài, váy vóc, áo kiểu,…
6.2. Vải organza hoa
Vải organza hoa cực mịn màng, mỏng nhẹ và gần như là không trọng lượng, khá bền, độ co giãn còn kém. Rất thích hợp để may đầm, váy dạ.
6.3. Vải organza tulle
Vải organza tulle là một loại vải may mặc mỏng, sắc nét, nhẹ, chủ yếu được tìm thấy trong trang phục dạ hội và áo cưới.
6.4. Vải organza cứng
Vải organza cứng có độ bềnh bồng và phòng xòe. Những bộ thời trang được may từ chất liệu này sẽ đem lại cho người mặc sự dễ chịu, thoáng.
7. Kinh nghiệm chọn mua đúng chất liệu vải organza chuẩn
- Cách chọn chất liệu
Vải organza sẽ rất phù hợp để thiết kế ra những bộ áo dài. Bởi vì nó mang lại sự thoáng mát, không bức bí, có nhiều màu sắc, đem lại sự sang trọng.
- Cách chọn màu sắc
Đối với những bạn nào có làn da ngăm thì hãy chọn cho mình những gam màu nhạt như màu trắng ngà.
Còn đối với những bạn có làn da trắng thì có thể chọn những gam màu sáng như: đỏ, xanh dương, vàng,… và nếu như bạn thích thì cũng có thể chọn màu nhạt.
8. Cách vệ sinh và bảo quản vải Organza
Để vải Organza được bền lâu hơn, bạn nên giặt quần áo vải organza bằng tay, không được dùng chất tẩy mạnh và nên bảo quản vải tránh xa các vật sắc nhọn.
Cách vệ sinh quần áo may từ vải organza:
- Giặt quần áo bằng tay: Có thể nói đây là loại vải phải giặt bằng tay, không được chà xát mạnh, để vải không bị mòn và nhanh hỏng.
- Nhiệt độ nước khi giặt: bạn nên dùng nước lạnh để giặt vải Organza. Và nếu có thể, bạn cũng nên giặt vải với nước ấm, khoảng 39 độ C. Điều này sẽ giúp vải có độ bền lâu hơn.
- Không được dùng chất tẩy mạnh: Mặc dù đặc tính của vải lâu khô nhưng nếu bạn sử dụng chất tẩy mạnh khi giặt sẽ khiến cho vải mất đi sự tự nhiên vốn có ban đầu. Vải sẽ không được mượt và mịn màng như trước.
Cách bảo quản vải đúng cách:
- Tránh những vật sắc nhọn: do vải organza khá mỏng rất dễ bị trầy cả khi va chạm nhẹ với vật dụng nhọn. Vì vậy, muốn để tấm vải được bền đẹp, bạn nên cho quần áo vải organza vào túi, ngăn riêng và bảo quản chúng cẩn thận.
- Nên dùng bàn ủi hơi nước: Vì vải thun organza được dệt từ những sợi tơ sống, có ưu điểm nổi bật là ít nhăn vải, nên không được dùng bàn là thông thường. Với quần áo được may từ vải organza, phương pháp an toàn là bạn nên sử dụng bàn ủi hơi nước để làm phẳng vải được nhanh và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến chất lượng ban đầu của vải.
9. Các câu hỏi thường gặp về vải organza
Trong quá trình sử dụng vải Organza, người mặc sẽ có nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp khi mua vải Organza, cùng tham khảo nhé:
9.1. Vải organza giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, chất vải organza được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng vải. Tùy vào từng đại lý bán và các loại vải có giá cả, chất liệu chênh lệch khác nhau. Nhìn chung, giá của vải organza là trên dưới 100.000 đồng/m2.
9.2. Vải organza có ủi được không?
Thực tế, trong vải organza có thành phần polyester, nylon, nên chúng có thể tự làm phẳng vải và hạn chế việc vải bị nhăn. Do đó, bạn không ủi vải vẫn có thể thẳng như bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể ủi vải organza với nhiệt độ trung bình, để tránh không làm ảnh hưởng đến chất lượng vải.
9.3. Vải organza có ngứa không?
Vải organza là loại chất liệu mỏng, thân thiện với làn da, được dệt thưa nên có rất nhiều lỗ nhỏ tạo điều kiện giúp cho người mặc cảm thấy không bị ngứa ngáy, kích ứng hay bức bí cũng như là khả năng thoát được mồ hôi.
Hy vọng với những chia sẻ chi tiết về vải organza của Xưởng may quần áo Huy Sơ Mi sẽ giúp bạn hiểu biết sâu hơn về loại vải phổ biến này. Nếu còn vấn đề nào bạn cần giải đáp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho cửa hàng của chúng tôi quan hotline để được giải đáp chuyên sâu bạn nhé!