Kim may nhìn thấy nhỏ bé nhưng lại là yếu tố quan trọng quyết định việc may. Được dùng với nhiều mục tiêu khác nhau trong ngành cơ khí, khu công nghiệp, gia đình,… Vậy trong bài viết dưới đây xưởng may Huy Sơ Mi sẽ giới thiệu đến cho bạn các loại kim may trong ngành may, hãy cùng theo dõi để biết được những thông tin chi tiết về chúng nhé!
1. Kim may là gì?
Kim may được xem là một trong những dụng cụ quan trọng không được thiếu trong quá trình may. Trong ngành công nghiệp may, dựa vào từng loại máy may cũng như những chi tiết khác nhau của việc may để có thể kết hợp và yêu cầu những lựa chọn cụ thể về các loại kim may sao cho phù hợp.
Kim may là dụng cụ có chức năng đưa mũi chỉ xuyên các lớp vải may để có thể tạo thành những đường chỉ hoàn chỉnh. Kim may được sử dụng rất nhiều trong mọi ngành nghề từ may quần áo, làm đồ nội thất cho đến trang trí nội thất,… Trong đó, kim may có loại được dùng cho máy và loại được dùng cho khi làm thủ công bằng tay.
2. Các loại kim trong ngành may công nghiệp
2.1. Kim may tiêu chuẩn (Sharps)
Kim may tiêu chuẩn có độ dài trung bình vừa phải, kích thước đầu kim bé, nhọn và có nhiều kích cỡ khác nhau. Kim may tiêu chuẩn còn có cả thiết kế lỗ tròn, loại một lỗ và loại hai lỗ để luồn một hoặc hai màu chỉ khác nhau khi may cùng một lúc.
2.2. Kim thêu (Crewel / Embroidery Needles)
Kim thêu là một trong các loại kim trong ngành may có độ dày và dài hơn kim may tiêu chuẩn, phần đầu kim nhọn, điều cần lưu ý khi chọn là kích thước của lỗ kim phải có độ tương thích với sợi chỉ như:
- Chọn kim lỗ xỏ nhỏ khi thêu từ 1-2 sợi chỉ.
- Chọn kim kích thước cỡ xỏ lớn hơn khi thêu từ 3 – 5 sợi chỉ trở lên. Cũng có thể dùng kim có lỗ xỏ to khi thêu 1 sợi chỉ cỡ lớn .
2.3. Kim đính ( Applique)
- Kim Applique có chiều dài trung bình và độ mỏng cao, phù hợp trong các ứng dụng may như: khâu, chắp vá vải, áp đính 1 hình khác lên trên những bề mặt khác.
- Kim đính là sự hỗn hợp lai tạo từ ba loại kim khác nhau. Chúng có cùng một kích cỡ. Có độ mỏng và bầu mắt to tròn, nhọn.
2.4. Kim luồn chỉ (Self/ Easy-Threading)
- Kim luồn chỉ Self/ Easy – Threading dành riêng cho những mặt hàng thủ công, cấu trúc cò một lỗ kim đôi, nhỏ và hẹp.
- Nó có hình dáng tương tự với kim tiêu chuẩn vì có 2 lỗ luồn chỉ nhưng khe hở nằm ở trên cùng để cho việc thả sợi vào lỗ mà không bị đứt sợi chỉ hay khác với một móc hoặc móc khóa. Với cả hai loại này đều có công dụng bấm sợi vào lỗ luồn kim mà không cần đến việc luồn chỉ vào lỗ xỏ, nó khá hiện đại, nên đã giúp được tiết kiệm được khá nhiều thời gian và không sợ mất dấu.
2.5. Kim xâu cườm (Beading)
- Kim xâu cườm (Beading) là loại kim có kích thước khá nhỏ, độ dài tương đối, lỗ luồn chỉ có mắt hẹp để để dàng lọt qua các hạt. Kim có dạng mảnh, hình dáng tương tự như một sợi dây nhỏ, có độ mềm dẻo, có thể dễ dàng tạo áp lực để xuyên qua hàng trăm hạt cườm nhỏ cùng một lúc, và thậm chí còn có khả năng là có thể xuyên qua hàng trăm hạt cườm có kích thước siêu nhỏ chỉ khoảng 1 mm.
- Đầu kim dạng tròn tạo lợi thế để đẩy các sợi vải có khoảng cách ra xa hơn. Được dùng nhiều trong việc đính những hạt cườm lên quần áo, váy cưới hoặc váy dạ hội, trang sức,…
- Kích cỡ kim mà mọi người sẽ thường gặp nhất là: 10 – 12. Tuy nhiên vẫn có một số kích cỡ khác tùy theo mặc ứng dụng:
- Kích cỡ từ: 10 – 11/0, 8/0, 6/0 : được dùng để đính những hạt cườm lớn hoặc pha lê.
- Kim kích cỡ từ: 12,13 & 15 : phù hợp cho những hạt cườm rất nhỏ.
Xem thêm: Các loại chỉ may công nghiệp & ứng dụng trong ngành may mặc
2.6. Kim làm ren (Tatting)
- Kim đan ren Tatting được dùng phổ biến cho việc đan ren. Kim có chiều dài và dày để việc đan dễ dàng hơn.
2.7. Kim sợi (Tapestry)
- Kim sợi có cấu tạo với dạng đầu kim nhọn, thân dày và mắt lớn dành cho những sợi chỉ có trọng lượng nặng.
- Một số dạng kim thường có đầu kim hơi cong. Kim to, thân ngắn, đầu cùn nhưng lỗ kim lớn phù hợp cho việc dùng sợi hoặc ruy-băng, thường được dùng trong việc may vá, đan len, đan móc,…
Tìm hiểu thêm: Các đường may cơ bản trong may mặc mà bạn nên biết
2.8. Kim khâu bọc ghế (Upholstery)
- Kim khâu kích cỡ lớn, dài, thẳng hoặc cong để may các loại vải có sức nặng, chần vải và những công việc loại bọc vải khác.
- Các lỗ xỏ của kim dài, nhưng cũng có một số kim có dạng cong để phù hợp trong việc sử dụng có phần dễ dàng hơn, một số chi tiết thường có đường cong lõm vào.
- Loại kim này ở dạng thẳng thì có chiều dài từ 3-12 inch và dạng kim cong thì có chiều dài từ 1.5-6 inch.
- Các vật liệu mà kim này thường dùng trong công việc là vải bọc dày, da thật tấm vinyl hoặc nhựa,…
2.9. Kim đầu cùn (Darning/ Darners)
- Kim dạng đầu cùn và mắt lớn để dễ dàng trong việc sửa vải.
- Một số đầu thường được uốn, bẻ cong nhẹ, kích cỡ lỗ xỏ kim lớn.
- Kim đầu cùn thích hợp với các loại dây như: dây thừng sợi lớn. Thường được dùng chủ yếu là việc dệt.
2.10 Kim khâu búp bê (Soft Sculpture)
- Kim khâu búp bê có kích thước khá dài, dạng mỏng, mảnh. Thường phù hợp trong việc để may búp bê, đặc biệt là thêu những chi tiết bắt mắt, tinh xảo trên khuôn mặt búp bê để thể hiện được một cách mềm mại.
Đóng kết lại bài viết thì Xưởng may gia công quần áo giá sỉ Huy Sơ Mi đã gửi đến cho bạn những thông tin cần thiết về các loại kim trong ngành may. Hy vọng là những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu biết được phần nào về chúng, hãy thường xuyên theo dõi website: https://huysomi.com/ của chúng tôi để tìm kiếm nhiều thông tin có ích về cho mình, xin cảm ơn đã theo dõi bài viết.