Mặc hàng sản phẩm thời trang trên thị trường thời trang may mặc sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nguyên liệu đi kèm được xem là quan trọng nhất với ngành may mặc đó chính là chỉ may. Vậy mời mọi người theo chân Huy Sơ Mi để cùng tìm hiểu về các loại chỉ may công nghiệp này!
1. Chỉ may công nghiệp là gì?
Đối diện với cuộc sống hằng ngày chắc hẳn bạn sẽ biết đến những cuộn chỉ dùng để khâu quần áo khi bị đứt hoặc bung chỉ. Nhưng nói đến loại chỉ may công nghiệp thì có lẽ rất ít người có thể biết về nó:
- Chỉ may công nghiệp là tập hợp rất nhiều các sợi bông mềm dẻo có thể dễ dàng bẻ cong hoặc kéo thẳng chúng theo cách tùy thích mà bạn mong muốn. Các loại chỉ may cùng loại sẽ có đường kính rất nhỏ và đều nhau, chúng sẽ được các thợ gia công một cách hoàn hảo và tỉ mỉ, nhằm tạo lên độ nhẵn để kim khâu có thể xuyên qua lớp vải một cách dễ dàng. Chỉ may sẽ được tạo thành với nhiều loại màu khác nhau và được tráng thêm lên trên bề mặt một lớp dầu để có thể sử dụng trong thời gian dài và chắc chắn.
- Nguồn gốc của các loại chỉ may thường sẽ được dệt lên bằng len, tơ tằm hoặc các chất nhân tạo như: PA, PAN, PES,… vẫn sẽ có loại chỉ được dựng lên từ hai nguyên liệu tổng hợp trên.. tùy thuộc vào từng loại vải mà kích thước chỉ may sẽ có nhiều dạng để phù hợp với bề mặt của vải.
2. Phân loại chỉ may
Chỉ may được chia thành hai loại khác nhau như:
- Sợi chỉ filament hay còn được gọi là sợi chỉ đơn: Được hình thành từ 1 sợi đơn lẻ duy nhất. Sở hữu cho mình độ bền có bản chất là không đứt nếu không có sự tác động của dao, kéo mà đối với tất cả các loại chỉ cần có sợi filament luôn chiếm được ưu thế trong mắt các nhà tạo mẫu thời trang. Bởi nếu trong quá trình sử dụng các loại chỉ có tính dễ gãy hoặc quá mềm sẽ có hiện tượng đứt chỉ và khả năng phục hồi khó. Tạo sự khó chịu không, dễ gây kích ứng cho người sử dụng. Hơn nữa trong quá trình may sợi chỉ sẽ khó có thể nhìn thấy trên quần áo cùng với sự kết hợp của màu chỉ và màu vải. Sử dụng sợi chỉ filament để tăng độ sắc nét và không tốn nhiều không gian trên bề mặt vải.
- Sợi chỉ multifilament hay còn được gọi là sợi kép: không giống với sợi chỉ đơn, nó được cấu tạo từ nhiều sợi đơn để có thể tạo thành 5 hoặc 10 sợi chỉ tùy vào từng mục đích sử dụng của những nhà thiết kế. Đây là loại chỉ được sử dụng rất phổ biến để may nhiều dụng cụ gia đình như: dép, dẻ lau nhà,… Kết cấu đặc biệt mang lại độ bền cho nó. Cũng được dùng để thiết kế những họa tiết nổi được xem là ưu điểm của loại chỉ này.
3. Các loại chỉ may công nghiệp thường dùng hiện nay
Chỉ may đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp may, theo nguyên liệu gia công thì chỉ may công nghiệp được dùng phổ biến nhất hiện nay là những loại như:
COTTON
Chỉ cotton sẽ có độ mềm vừa phải, dễ may, ít bị ma sát, độ bền khá quá cao, có bề mặt láng bóng và mịn, có khả năng chịu nhiệt tốt khi ủi.
Ưu điểm vải cotton:
- Dễ nhuộm màu.
- Phù hợp với làn da trẻ em vì ít bị tưa chỉ và có độ mềm mại cao.
- Giá thành khá rẻ trên thị trường.
- Lành tính, nhanh khô.
- Dễ bảo quản.
- Được làm từ 100% cotton nên loại chỉ này ít khi bị giãn.
Polyester
Chỉ may Polyester là một loại sợi được làm tổng hợp với thành ethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ. Có bốn loại chỉ polyester cơ bản là:
- Sợi filament
- Sợi xơ
- Sợi lấp đầy
- Sợi rov
Sợi polyester có ưu điểm là không thấm nước nhưng ngược lại là hút dầu. Chính những đặc điểm này đã khiến cho polyester trở thành sản phẩm hàng đầu cho xác minh thông qua các bước sản phẩm về ứng dụng chống thấm, chống bụi và chống cháy. Độ thấm hút thấp của polyester có khả lại năng chống lại các vết bẩn tự nhiên. Trong quá trình giặt sẽ không bị co giãn và chống nhăn.
Bên cạnh chỉ may, máy may trở thành một trong những thiết bị không thể thiếu trong ngành may mặc. Cùng tìm hiểu máy may 1 kim là gì? Cấu tạo, ứng dụng trong may công nghiệp ngay đây.
Chỉ PE
Sợi chỉ PE có độ bền hoàn hảo. Tính chất độ bền mài mòn của tơ PE cho phép người may tạo ra những đường may chắc chắn, có khả năng cách nhiệt cao, khả năng độ đàn hồi tốt mà không đứt chỉ. Lớp chất bôi trơn được giữ lại trên bề mặt lớp phủ bông bên ngoài cung cấp khả năng làm mát, tránh trường hợp chỉ bị cháy tại mắt kim.
Chỉ Rayon
Tính chất của chỉ Rayon được tạo ra bằng cách cho chất cellulose acetate xuyên qua các lỗ nhỏ dưới áp suất cao sau đó làm đông đặc thành dạng filament. Kích thước đặc trưng của chỉ Rayon được thể hiện bằng Tex25.
Đặc điểm của chỉ Rayon:
- Bề mặt ngoài có phần ngoại quan mềm mại, bóng đẹp.
- Độ bền chịu áp suất của nhiệt độ cao.
- Độ bền thấp, giảm bền, giảm modun đàn hồi khi ở trong môi trường nước.
- Không co giãn, không phai màu sau một thời gian sử dụng và giặt.
Chỉ tơ tằm
Chỉ được làm từ tơ tằm tự nhiên có độ bền cao, bóng, mềm mại và đẹp. Thường được sử dụng cho khâu may tay, khâu lược và đo may các mặt hàng sang trọng, cao cấp. Chỉ thích hợp may vải len, vải lụa tơ tằm. Chỉ có độ đàn hồi cao, bền, mịn, trong thời gian sử dụng có thể kéo giãn. Chỉ nặng hơn được dùng nhiều khi may rua trang trí, khuy áo,…
4. Tiêu chí đánh giá chất lượng chỉ may công nghiệp
Dựa vào nhiều yếu tố mà bạn có thể đánh giá được tiêu chí chất lượng của chỉ may công nghiệp:
Tác dụng đứt tuyệt đối:
- Là lực kéo cần thiết để có thể làm đứt chỉ may, một số yếu tố tác dụng có thể ảnh hưởng đến kết quả : nhiệt độ, độ ẩm, độ hồi ẩm,…
- Chỉ may càng thô thì tác dụng tác động lên độ bền đứt tuyệt đối càng cao và ngược lại .
Tác dụng đứt tương đối:
- Độ bền đứt tương đối tương đương với độ bền đứt tuyệt đối.
- Độ bền đứt tương đối sẽ không dựa vào chỉ số sợi.
Tác động đứt vòng chỉ:
- Bạn cần xác định dùng lực để kéo đứt chỉ ở trạng thái vòng.
- Độ bền đứt chỉ vòng sợi tạo mối quan hệ liên kết chặt chẽ với độ bền của mũi may.
Độ giãn đứt:
- Độ giãn đứt là việc tác động lực để có thể kéo được tính chất giãn dài của của chỉ khi bị một lực tác động vào .
Độ đàn hồi:
- Sau khi kéo dãn một thời gian chiều dài ban đầu của chỉ vẫn giữ yên nhưng có độ đàn hồi tốt. Nếu có trường hợp không trở lại đúng chiều dài ban đầu thì chỉ có tính dễ uốn và mềm.
- Độ đàn hồi của chỉ có thể ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng của đường may, mũi chỉ.
Độ co:
- Độ co là sự thay đổi kích thước của sản phẩm sau quá trình sử dụng.
- Nếu độ co của chỉ quá cao sẽ dẫn tới nguyên nhân đường may bị nhăn trong quá trình tác động khi giặt.
Độ mài mòn (ma sát):
- Độ mài mòn là sự ma sát giữa chỉ may với chỉ may.
- Chỉ may có độ bền mài mòn tốt: Độ bóng cao, bề mặt trơn và phẳng.
Độ bền màu:
- Chỉ may vẫn giữ được màu sắc khi sử dụng trong thời gian dài.
Độ đều của chỉ may:
- Chỉ có bề mặt trơn láng và thân sợi đồng đều.
Độ bền của chỉ may khi có sự tác động của hoá chất:
- Trong quá trình sử dụng, sản phẩm thời trang có thể chịu nhiều tác động như: giặt giũ, giặt khô, tẩy trắng, nếu không muốn bị hư hỏng tốt nhất phải chọn chỉ may phải có độ bền cao khi tác động với hóa chất.
Như vậy, Xưởng gia công quần áo Huy Sơ Mi vừa giới thiệu đến cho bạn tất tần tật về các thông tin chi tiết nhất về các loại chỉ may công nghiệp. Hy vọng trong bài viết sẽ có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về phụ liệu quan trọng này, hãy thường xuyên theo dõi website: https://huysomi.com/ để nắm bắt được nhiều thông tin may mặc bổ ích nhé, xin cảm ơn bạn đã xem bài viết!