Vải Tole “được lòng” rất nhiều khách hàng nhờ ưu điểm vượt trội, ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về chất liệu này. Mời bạn cùng Huy Sơ Mi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Vải Tole là gì?
Vải Tole được làm từ sợi của cây lanh, pha trộn thêm một số chất liệu khác. Dòng này đã có nguồn gốc lâu đời trên thế giới, xuất hiện từ hàng ngàn năm trước.
Vải Tole lanh có khả năng thấm hút cũng như nhả nước nhanh. Chất liệu chịu được độ ẩm trên 20% mà không gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.
Mặc dù vải Tole đẹp không được xếp vào phân khúc hàng cao cấp. Tuy nhiên, chất liệu này có độ phủ sóng rộng, ứng dụng để may mặc rất phổ biến.
2. Nguồn gốc và quy trình sản xuất vải Tole
Vải Tole có nguồn gốc từ sợi, vỏ và xơ của cây lanh. Loại cây này được trồng nhiều ở phía Bắc của Sapa, sinh trưởng ở nơi có khí hậu mát. Hơn hết, quy trình sản xuất chất liệu kể trên thông qua những bước như sau:
- Bước 1: Tiến hành thu hoạch cây lanh, tìm sợi lanh dài nhất bằng cách cắt sát gốc hoặc nhổ cả rễ của cây lanh.
- Bước 2: Thực hiện dầm cây lanh ở ruộng hoặc hồ chứa. Việc này giúp cho các vi khuẩn sẽ phân huỷ chất Pectin giúp cho các sợi vải liên kết chặt chẽ với nhau.
- Bước 3: Tách và xử lý từng bộ phận của cây lanh. Theo đó, phần xơ lanh giữ lại, tách hạt, xơ ngắn, mảnh vỏ để dùng với mục đích khách. Tiếp đến, người thợ cần chải các sợi lanh ra sao cho thật thẳng.
- Bước 4: Xử lý sợi lanh, đem đi se hoặc dệt thành vải nhờ công nghệ của máy móc. Muốn in và nhuộm hoa văn cho vải cần phải đi qua quá trình tẩy trắng.
3. Đặc điểm, ưu nhược điểm chất liệu Tole
Vải Tole có đặc điểm là thoáng mát, nhẹ, thấm hút mồ hôi vượt trội. Chất liệu này còn được đánh giá cao là dễ giặt, mau khô, dễ là ủi. Hơn hết, khách hàng luôn hài lòng về khả năng chịu nhiệt của sản phẩm.
Trên thực tế, mỗi một chất liệu đều tồn tại ưu và nhược điểm riêng. Đối với vải Tole cũng không phải ngoại lệ. Dòng này có những thế mạnh cũng như hạn chế như sau:
Ưu điểm của chất liệu Tole:
- Độ bóng tự nhiên của vải khá cao.
- Thuận tiện trong quá trình giặt tay và giặt máy, hạn chế tối đa tình trạng bị sờn, rách.
- Thấm hút tốt.
- Không gây kích ứng cho làn da.
- Cấu trúc vải tốt.
- Thân thiện với môi trường.
Nhược điểm của chất liệu Tole:
- Độ đàn hồi cũng như co giãn của vải kém.
- Khi thực hiện ủi, gấp vải cùng một vị trí liên tục sẽ khiến các sợi lanh bị đứt.
- Vải Tole lanh có nhăn không? Câu trả lời là có, trước khi mặc lên người bạn cần phải là ủi thật kỹ lưỡng.
4. Các loại vải Tole phổ biến
Vải Tole có mấy loại? Bạn sẽ không còn thắc mắc về điều này khi đọc ngay những phân tích chi tiết dưới đây:
4.1. Vải Tole lanh
Vải Tole lanh có độ bóng tự nhiên cao, màu sắc thay đổi từ trắng ngà, mộc, nâu vàng hoặc xám. Chất liệu này khá bền và chắc, các sợi không bị kéo giãn, chịu mài mòn tốt. Hơn hết, khi mặc bạn luôn cảm thấy mát mẻ, mịn màng và thoải mái.
4.2. Vải Tole thái
Vải Tole thái có màu sắc tự nhiên, kháng khuẩn tốt, hạn chế vi khuẩn. Bạn dễ dàng giặt tay hoặc giặt máy thoải mái, không lo bị sờn vải, xơ vải. Đặc biệt, chất liệu hoàn toàn lành tính nên không gây kích ứng cho làn da của bạn.
4.3. Vải Tole 2 da
Vải Tole 2 da được dệt theo kiểu Double – Face với 2 mặt hoàn toàn khác nhau. Đối với bề mặt bên trong sẽ hút ẩm tốt, mặt bền ngoài mịn, mềm, sáng đẹp.
4.4. Vải Tole lụa
Vải Tôn lụa có ưu điểm là mềm mại, thoáng khí và mát mẻ. Chất liệu này được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang như thiết kế váy, đầm, áo sơ mi,… Ngoài ra, chúng còn ứng dụng làm khăn trải bàn, tấm phủ nền, bọc ghế Sofa.
5. Ứng dụng vải Tole trong đời sống
Các loại vải Tole hiện là một trong những chất liệu được ưa chuộng nhất hiện nay. Dưới đây là những ứng dụng cụ thể tại đời sống như:
- Vải lanh làm khăn tắm vì có khả năng thấm hút nước tốt.
- Vải Tole làm khăn trải bàn, khăn ăn.
- Mua vải Tole ứng dụng làm ga giường.
- Vải Tole cao cấp làm rèm cửa, bảo vệ tia cực tím và tia UV tốt.
- Ứng dụng trong thời trang như vải Tole cho bé, áo dài vải Tole, váy,…
6. Kinh nghiệm nhận biết và chọn mua vải Tole đúng chuẩn
Thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay tình trạng hàng nhái, hàng giả tràn lan. Chính vì thế, bạn cần tích lũy cho mình kinh nghiệm để nhận biết, chọn mua vải Tole chuẩn. Dưới đây là những gợi ý chi tiết giúp bạn hiểu thêm và sớm áp dụng vào thực tế.
- Màu nguyên bản của vải Tole sẽ là màu ngà, không trắng tinh như những chất liệu khác.
- Cấu trúc của sợi vải thẳng, không xuất hiện lỗ chấm thủng hoặc bị sờn.
- Cảm giác khi sờ vào khá mát mẻ, dễ chịu và mỏng.
- Sợi vải to và thô.
- Dùng lửa để kiếm chứng, loại vải có chất lượng tốt sẽ cháy lâu và có mùi như giấy đốt.
7. Cách vệ sinh, bảo quản chất liệu vải Tole
Chất vải Tole thường dễ bị nhăn, kém bền nên bạn cần bảo quản kỹ lưỡng để sử dụng lâu dài. Tốt hơn hết, bạn hãy giặt nhẹ nhàng bằng tay để nâng cao tối đa độ bền của vải.
Trong trường hợp giặt bằng máy bạn hãy cho vào túi lưới. Việc này sẽ hạn chế tối đa tình trạng giằng xé, cọ xát quá nhiều gây bung và làm rách sợi vải.
Sau khi đã giặt xong bạn hãy giũ thật phẳng và phơi vào móc. Từ đó, trang phục ít bị nhăn, nhanh khô cũng như trở nên gọn gàng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, bạn nên ủi vải Tole ở nhiệt độ dưới 240 độ C. Ở mức nhiệt này sẽ không làm ảnh hưởng tới kết cấu, bề mặt của chất liệu. Đặc biệt, bạn hãy sử dụng vải thường xuyên để tránh bị bục, nổ, ẩm ướt do cất giữ lâu ngày.
8. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về vải Tole
Mặc dù chất liệu vải Tole khá phổ biến trên thị trường nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Do vậy, đã có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Bạn muốn hiểu rõ hơn đừng bỏ qua những thông tin dưới đây:
8.1. Mua vải Tole ở đâu?
Mua vải Tole ở đâu? Bạn có thể tìm đến chợ Soái Kình Lâm, Chợ vải Tân Bình, chợ vải Phú Thọ Hoà, chợ vải Kim Biên, chợ vải Trần Hữu Trang. Những đơn vị này chuyên cung cấp sản phẩm chất lượng cùng mức giá phải chăng.
8.2. Vải Tole có bị rút không?
Vải Tole có bị nhăn nhưng bạn dễ dàng khắc phục được tình trạng này. Điển hình như việc chọn nhiệt độ nước dưới 40 độ khi giặt, không sấy quá khô. Đồng thời, bạn tránh giặt quá mạnh tay và không sử dụng chất tẩy để giúp sản phẩm luôn bền, đẹp.
8.3. Vải Tole giá bao nhiêu?
Giá của vải Tole nằm trong phân khúc bình dân chỉ khoảng 50.000 VND/kg. Vì thế, bất cứ khách hàng nào cũng có thể tìm mua và sở hữu.
8.4. Vải Tole lanh có nhăn không? Có mát không?
Mua vải tôn giá rẻ bạn cần hiểu rằng chất liệu này mặc mát nhưng bị nhăn. Tuy nhiên, tuỳ vào từng loại vải sẽ bị nhăn ít hoặc nhăn nhiều. Muốn khắc phục tình trạng này bạn có thể là ủi kỹ trước khi mặc lên người.
8.5. Vải lanh có phải là vải Tole không?
Vải lanh chính là vải Tole, tuy tên gọi khác nhau nhưng cùng chỉ chung một chất liệu. Bạn nên hiểu rõ về điều này để nâng cao kiến thức trong lĩnh vực thời trang. Trên đây là toàn bộ thông tin về vải Tole được Huy Sơ Mi tổng hợp chi tiết. Hy vọng bạn đã có được kiến thức hữu ích trong việc chọn mua, bảo quản chất liệu tốt nhất.