Khổ vải là gì? Kích thước, phân loại & cách tính chuẩn

Khổ vải là một thuật ngữ để chỉ định lượng của một số lượng vải nhất định và được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc. Vậy cụ thể khổ vải là gì? Khổ vải thường có kích thước bao nhiêu và cách xác định khổ vải may đồ như thế nào? Hãy cùng xưởng may Huy Sơ Mi đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé!

Khổ vải là gì?
Khổ vải là một thuật ngữ để chỉ định lượng của một số lượng vải nhất định

1. Khổ vải là gì?

Khổ vải là danh từ định lượng chỉ kích thước của một chất liệu may mặc bao gồm cả chiều rộng và chiều ngang. Khổ vải đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa chọn mẫu may, mẫu quần áo thiết kế và tác động nhiều đến ngành công nghiệp may mặc.

Bên cạnh định nghĩa khổ vải là gì thì chúng còn được biết đến với nhiều lợi ích như tiết kiệm nguyên liệu may và giảm giá thành phẩm do ảnh hưởng đến công đoạn cắt và khâu giác sơ đồ phục vụ.

Vai trò của khổ vải
Khổ vải đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa chọn mẫu may

2. Khổ vải có chiều dài và chiều rộng bao nhiêu?

2.1. Khổ rộng khổ vải

Theo quy định của máy dệt thì khổ vải sẽ được giới hạn giữa  2 biên, chiều dài và chiều rộng của tấm vải. Khổ vải thường sử dụng đơn vị đo là mét hoặc inch (2.535 cm = 1 inch). Khổ vải thường có kích thước chiều rộng phổ biến như: vải khổ 1m6, 1m, 1m20, 1m50, 0.9m hay 1m…

2.2. Chiều dài khổ vải

Chiều dài của khổ vải sẽ được tính dọc theo biên của tấm vải. Khổ vải sẽ sử dụng đơn vị đo là mét hoặc yard (0.914m = yard). Thông thường theo cách tính kích thước của khổ vải thì chiều dài của khổ vải sẽ phụ thuộc vào khối lượng cộng với chiều dài và không có một giới hạn cụ thể. Một số chiều dài khổ vải khá thông dụng hiện nay là: vải khổ 2m8, vải khổ 2m4, vải khổ 2m hoặc vải khổ 2m3…

Chiều dài khổ vải
Chiều dài của khổ vải sẽ được tính dọc theo biên của tấm vải

3. Các loại khổ vải may quần áo theo chất liệu phổ biến

Bên cạnh định nghĩa về khổ vải là gì thì khổ vải cũng có đa dạng về loại và chất liệu tùy theo nhu cầu may. Khổ vải cũng được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp may mặc hoặc sản xuất thời trang như may đồng phục, sản xuất quần áo thời trang và có cả may rèm.

Do không có những quy định cụ thể về kích thước nên khổ vải cũng được sử dụng rất đa nhiệm và linh hoạt. Sau đây là một số khổ vải phổ biến tương ứng với từng chất liệu vải được ứng dụng nhiều trong may mặc và sản xuất sản phẩm gia dụng như:

STT Tên loại vải Kích thước khổ vải
1 Vải PE 3.7 x 4.2m
2 Vải sọc TC 1.7 x 3m
3 Vải thun cotton 1.7 x 3.4m
4 Vải thun cá sấu PE và Poly 2.1 x 2.1m
5 Vải thun TC 40 1.7 x 23m
6 Vải thun TC 30 1.7 x 2.9m
7 Vải thun Visco 1.7 x 2.8m
8 Vải sọc PE 1.7 x 3m

4. Cách tính khổ vải may quần áo

Khi đã tìm hiểu về khổ vải là gì thì chắc chắn bạn cũng không thể nào bỏ qua cách tính khổ vải may quần áo với những bước thực hiện lần lượt như sau:

4.1. Khổ vải may chân váy

  • Khổ 1.1 – 1.3m: Bạn nên mua khổ vải may chân váy có kích thước gấp đôi độ dài váy.
  • Khổ 1.5m – 1.6m: Bạn nên chọn mua những vải cotton, khổ vải có chiều dài 80cm kèm với khổ vải 1.8 hoặc 2m.
  • Khổ 90cm, 1.1m: Bạn nên chọn những khổ có chiều dài gấp đôi độ dài của váy và thêm 30 cm.

4.2. khổ vải may áo dài

Không giống như những loại trang phục thông thường, bạn cầu chú ý chọn khổ vải áo dài theo công thức như sau:

  • Khổ 90cm nên chọn khổ vải có chiều dài 4 – 4.5m.
  • Nên chọn những khổ vải tổng cộng chiều dài là 2 – 2.5m và khổ vải là 1.5m.
  • Đối với khổ 1.15m thì nên mua khổ vải chiều dài từ 2.5 – 3m là hợp lý.
Khổ vải may áo dài
Khổ vải may áo dài cũng phải được chọn kỹ lưỡng và phù hợp với nhu cầu

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý những điều sau khi áp dụng công thức chọn khổ áo dài như:

  • Nên mua thêm gấp đôi số lượng vải so với công thức tính trên nếu bạn muốn may áo dài có hoạ tiết may xéo. Tuỳ theo số lượng xéo ít hay nhiều thì có thể chọn lượng vải mua thêm cho phù hợp.
  • Công thức này chỉ có thể áp dụng đối với những dạng áo dài cơ bản.
  • Nên mua thêm 1m vải nếu bạn muốn may áo dài có nhiều hoạ tiết  hay thêm thắt các chi tiết cách điệu.

4.3. Khổ vải may áo sơ mi nam

  • Nên dùng các loại vải cotton có kích thước khổ vải 80cm là phù hợp với khổ 1.8 – 2m.
  • Cách tính khổ vải may áo sơ mi nam 1m2, 1m3 là: Chiều dài tay áo cộng với chiều dài áo + 10cm, khổ vải khoảng 1m3.
  • Nên sử dụng vải gấp đôi chiều dài áo cộng với chiều dài tay áo + 10cm đối với khổ vải có kích thước 90cm.
  • Khổ 1m5, 1m6: Nếu bạn muốn may áo sơ mi tay dài thì sử dụng 1m2 vải hoặc 1m vải nếu may áo sơ mi tay ngắn.

4.4. Khổ vải may rèm cửa

Khổ vải may rèm cửa sẽ được tính dựa vào tổng số ly trên rèm và chiều rộng của từng ly gấp (thông thường là 10cm). Tùy theo chất liệu vải may rèm mà khổ rộng của vải sẽ gấp 2 hoặc 3 lần so với chiều của rèm.

Đối với vải mỏng thì khổ vải sẽ gấp 3, còn đối với vải dày sẽ gấp 2 độ dài của rèm. Cuối cùng, bạn sẽ phải trừ hao thêm 5 – 10cm cho những trường hợp nối vải hoặc may đường viền.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1.1. khổ vải thông thường dài bao nhiêu mét?

Chiều dài của 1 khổ vải thường được xác định tuỳ theo loại vải và nhà sản xuất vì khổ vải thường không có những yêu cầu chung về chiều dài mà nó sẽ linh động tùy theo nhu cầu.

5.2.1. cây vải dài bao nhiêu mét

Bên cạnh khổ vải là gì thì 1 cây vải dài bao nhiêu mét cũng là điều khiến nhiều người phải thắc mắc. Thông thường thì độ dài của cây vải không có những tiêu chuẩn chung và giới hạn cụ thể, tuy nhiên thì chiều dài phổ biến nhất 1 cây vải sẽ khoảng 100 mét. Bên cạnh đó thì tùy vào từng loại vải khác nhau thì chiều dài của 1 cây vải cũng sẽ có sự khác nhau như sau:

  • Vải cát hàn: độ dài 1 cây vải khoảng 2.5m
  • Vải tici 40: độ dài 1 cây vải khoảng 3.4m
  • Vải xufa dày: độ dài 1 cây vải sẽ khoảng 2.6m
  • Vải XUFA: độ dài 1 cây vải khoảng 3.2m
  • Vải Sẹc Xây: độ dài thông thường của 1 cây vải là 4.2, 5m, 8.5m và có thể thay đổi tùy theo loại.
  • Vải Misa: độ dài 1 cây vải khoảng 3m hoặc 3.4.
  • Vải da cá Pe: độ dài 1 cây vải khoảng 2,5m.
  • Vải thun cotton: độ dài 1 cây vải sẽ từ 3m hoặc 3.6m và có thể thay đổi tùy theo loại.
  • Vải tici 30: độ dài 1 cây vải cỡ khoảng 2.8m hoặc 3m.
  • Vải thun dẻo dày: độ dài 1 cây vải khoảng 2.2m.
  • Vải Ríp Cotton: độ dài 1 cây vải là 2.4m.
  • Vải Sọc pe: độ dài 1 cây vải khoảng 3m hoặc 3.2m
  • Vải Lụa mè: độ dài 1 cây vải khoảng 3m.

5.3. Vải khổ hẹp là gì

Vải khổ hẹp là khổ vải có kích thước dưới 1m2.

Trên là một số thông tin chi tiết về khổ vải và thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc cũng đã nắm được khổ vải là gì rồi đúng không nào. Không chỉ định nghĩa, việc hiểu rõ cách tính vải may quần áo sao cho phù hợp với từng khổ vải và từng loại quần áo cũng có thể giúp bạn tiết kiệm được chi phí may mặc. Hy vọng với những gì mà Huy Sơ Mi đã chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin để tìm hiểu về ngành may mặc cụ thể hơn là khổ vải.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *